Với những lưu ý nho nhỏ dưới đây, thì bạn đã tránh đưa rất nhiều chất độc hại vào cơ thể mình rồi đấy:
1. Giảm ăn chất béo động vật
Một chế độ ăn nhiều chất béo động vật không chỉ dẫn tới việc thừa cân, mà còn khiến cơ thể phải vất vả để lọc các chất có hại - một cách không cần thiết. Thứ bạn nên ăn nhiều nhất là rau củ quả tươi kìa!
![]() |
2. Đừng ăn thực phẩm chế biến sẵn
Những đồ ăn vặt đóng gói luôn rất tiện lợi, ngon miệng, như bim bim, khoai tây chip, kẹo… Nhưng chúng chứa rất nhiều đường, muối, chất bảo quản, chất tạo màu, mùi vị nhân tạo… Vì vậy, bạn nên tránh hết mức có thể.
3. Tránh thực phẩm đóng hộp
Ngoài lý do về những chất phụ gia, thì thực phẩm đóng hộp có thêm một vấn đề nữa, chính là cái hộp! Hộp kim loại đựng thực phẩm thường có lớp phủ gồm nhiều chất độc hại, có thể rò rỉ vào thực phẩm trong hộp và gây "ô nhiễm" cho cơ thể khi bạn ăn.
![]() |
4. Tránh dùng nồi chảo chống dính
Nếu có thể, bạn cùng mẹ nhớ tránh dùng nồi, chảo chống dính. Hầu hết các loại chảo chống dính thông thường đều được phủ lớp Teflon, làm từ các hợp chất được cho là có liên quan đến khả năng gây bệnh ung thư. Mà lớp chống dính đó thực tế rất dễ nhiễm vào thức ăn vì nồi chảo dễ bị xước khi nấu nướng lắm.
![]() |
5. Tránh dùng đồ đựng bằng nhựa
Thức ăn còn thừa hoặc cần cất đi thì hay được đựng trong các hộp nhựa, nhưng bạn cũng cần lưu ý là mình dùng loại hộp nhựa nào. Những hộp nhựa không đủ tiêu chuẩn thường có nhiều tạp chất và BPA – hợp chất có thể đi vào máu bạn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hóc-môn.
![]() |
6. Chọn cách gói thức ăn mua ngoài hàng
Nếu bạn mua thức ăn từ ngoài tiệm về, hãy mang theo hộp đựng của mình, hoặc đựng/gói vào túi giấy nến thay vì những hộp xốp, hộp nhựa mỏng - những thứ vốn không sạch, và đặc biệt nguy hiểm khi đựng thức ăn nóng.
![]() |
7. Tránh cả các cốc nhựa, chai nhựa
Cốc nhựa dùng một lần càng dễ chứa các hợp chất độc hại, nhất là khi đựng đồ uống nóng. Bạn nên chọn dùng cốc giấy, hoặc nếu nghĩ đến môi trường thì bạn nên tự mang cốc của mình theo khi mua thức uống là tốt nhất. Tương tự, nên dùng chai thủy tinh để đựng nước uống ở nhà thay vì chai nhựa nhé! Chai nhựa mỏng đựng nước uống đóng chai cũng không nên dùng để đựng nước lâu dài ở nhà.
![]() |
8. Đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm nóng thức ăn đựng trong đồ nhựa
Tuy một số loại đồ đựng bằng nhựa ghi là có thể dùng trong lò vi sóng, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn khuyên bạn tuyệt đối nên tránh làm như thế, bao gồm cả việc dùng màng nylon bọc thực phẩm để bọc thức ăn và làm nóng. Bởi khi nhiệt độ tăng lên, những chất độc hại trong nhựa và nylon có thể "tan" ra và dễ dàng thâm nhập vào thức ăn của bạn.
![]() |
9. Giữ thông thoáng phòng ở của bạn
Khi bạn ở trong một không gian kín, thì số virus, vi khuẩn trong không khí tăng lên rất nhanh. Hãy mở cửa sổ - dù chỉ được một lúc nếu trời quá nóng hoặc lạnh - để trung hòa hiệu ứng này, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
![]() |
10. Dùng rèm vải thay cho rèm nhựa
Rèm nhựa hay được dùng trong nhà tắm vì chúng tiện lợi, mau khô, dễ lau, thay vì rèm vải phải tháo ra giặt. Tuy nhiên, nhiệt độ cùng hơi ẩm trong nhà tắm dễ khiến những chất độc hại từ rèm nhựa (vốn không được làm bằng loại nhựa tốt) rò rỉ ra không khí và bạn sẽ hít phải. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy “tư vấn” cho bố mẹ về vấn đề này nhé.