10 thương hiệu nổi tiếng của Mỹ phải đổi tên khi kinh doanh ở nước ngoài

10 thương hiệu nổi tiếng của Mỹ phải đổi tên khi kinh doanh ở nước ngoài
HHT - Bạn đã bao giờ vô tình bắt gặp những sản phẩm quen thuộc nhưng lại gắn trên mình những cái tên rất đỗi xa lạ mà bạn nghĩ rằng đó có thể là một “sự cố” của nhà sản xuất. Tuy nhiên, đó không hẳn là "sự cố" đâu nhé!

Đó thực chất là những chủ ý vô cùng tinh tế của những doanh nghiệp đa quốc gia. Sở dĩ họ dùng tên khác nhau ở một số khu vực khác nhau là để thu hút những người mua khác nhau, cũng như muốn tránh xung đột hoặc ngăn chặn sự pha trộn ngôn ngữ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.

Dưới đây là 10 thương hiệu nổi tiếng nhất của Mỹ đã áp dụng sự linh hoạt trong tên gọi để kinh doanh ở phạm vi quốc tế.

10. Lay’s

© choikentoi / instagram   © live_be_do / instagram

Khoai tây chiên Lay có rất nhiều tên khác nhau ở các quốc gia khác nhau như Walkre Walkers ở Anh và Ireland, Tapuchips ở Israel, Chipsy ở Ai Cập. Chúng còn được gọi là West Balkans, Smith ở Úc, Sabritas ở Mexico và Margarita ở Colombia.

9. Downy

 © casinha_da_bih / instagram   © through_the_eyes_of_kayleigh / instagram

Lúc đầu, chất làm mềm vải Downy đã cố gắng làm cho nó được biết đến ở thị trường châu Âu bằng tên Mỹ, nhưng tất cả những nỗ lực này đã thất bại. Sau khi tìm hiệu kĩ hơn về thị trường này, doanh nghiệp thấy rằng Lenor vốn đã là một cái tên nổi tiếng với tư cách “người làm sạch” trong lau chùi, giặt ủi ở đó, nên những nhà lãnh đạo đã quyết định việc giữ tên này tại nơi đây để có ý nghĩa hơn. Và bây giờ, nó đã được bán với cái tên Lenor ở Châu Âu, Nga và Nhật Bản.

8. Vicks

© kawrtnee / instagram   © shirokuma_nana / instagram 

Đôi khi các công ty buộc phải thay đổi tên thương hiệu của họ do ý nghĩa khác nhau của nó trong ngôn ngữ địa phương. Đây là những gì đã xảy ra với tên Vicks ở các nước nói tiếng Đức. Cuối cùng, để có thể tiếp tục tồn tại ở đây, đồng thời tránh các ý nghĩa mà cái tên Vicks vốn có thể gây hiểu lầm theo nghĩa phản cảm, các nhà lãnh đạo đã phải đổi nó thành Wick.

7. Tide

© koshichok_shop / instagram   © tovar_europa_pampersy_odessa / instagram  

Bột giặt nổi tiếng thế giới – Tide được gọi là Daz ở Anh, Ace ở Puerto Rico và Mỹ Latinh, Alo (có nghĩa là “Lời chào”) ở Thổ Nhĩ Kỳ, Fab ở Hồng Kông và Malaysia, Vizir (có nghĩa tương tự như “Vizier”) ở Ba Lan. Điều này cho thấy muốn giữ nguyên ý nghĩa của thương hiệu, nhiều hãng phải đổi tên ở nhiều quốc gia sao cho phù hợp.

6. Diet Coke

© sleepyketos / instagram   © cokecanmichael / instagram  

Ở một số quốc gia, từ “ăn kiêng” lại không được dùng để mô tả các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng calo thấp. Vì vậy, nếu bạn muốn uống Diet Coke ở Châu Âu, Malaysia hoặc Mexico, bạn nên đặt một ly Coca-Cola Light thay thế.

5. Dove

 © weplanforfood / instagram   © uksnacks / instagram 

Dove ở Mỹ và Galaxy ở Anh đều khởi nghiệp như một công ty độc lập. Năm 1986, Mars - công ty mẹ của Dove mua lại thương hiệu Galaxy nhưng chọn giữ tên địa phương bởi nó vốn dĩ đã nổi tiếng ở nơi đây. Ngày nay, bạn cũng có thể mua một thanh sô cô la Galaxy ở Ireland, Úc, Trung Đông và Ấn Độ. Ở Viêt Nam, bạn cũng có thể bắt gặp thanh socola Dove ở các siêu thị một cách thường xuyên.

4. Budweiser

 © mountobee / instagram   © marietaarshakian / instagram

Khi Budweiser “đặt chân” đến châu Âu, họ biết rằng tên thương hiệu đã được lấy bởi nhà sản xuất bia CH Séc, Budweiser Budvar. Vì vậy, họ bắt buộc phải đưa ra sự thay đổi trong tên gọi vốn có của mình. Cuối cùng, công ty Mỹ chỉ rút ngắn tên của họ thành Bud để làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, vừa không “đụng hàng” lại vẫn giữ được cái “gốc” của mình.

3. Always

© kinokothanksyou / instagram   © yscworld.shop / instagram  

Bạn có thể tưởng tượng rằng mọi người ở một số quốc gia dù có nhìn qua hay sử dụng sản phẩm này nhưng lại chưa bao giờ nghe nói về “Always” không? Chà, điều này đơn giản là vì thương hiệu sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ này được bán như Lines ở Ý, được gọi là Orkid ở Thổ Nhĩ Kỳ, được biết đến là Evax / Ausonia ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và mang tên Whisper ở hầu hết các nước châu Á, bao gồm Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Hàn Quốc, Thái Lan và Hồng Kông.

2. KFC

© kfcinuzbekistan / instagram   © alain3828 / instagram 

Ở Canada có điều luật ngôn ngữ nghiêm ngặt đòi hỏi nhiều tên thương hiệu bao gồm một số tiếng Pháp. Đó là lý do tại sao Kentucky Fried Chicken (KFC) đã biến thành Poulet Frit Kentucky (PFK) để có thể được phép kinh doanh tại nơi đây.

1. Mr. Clean

© melync1981 / instagram   © pelatiinviaggio / instagram

Mr. Clean thường được dịch sang các ngôn ngữ địa phương để mọi người tiện gọi tên, đó là lý do tại sao chất tẩy rửa này có tên khác nhau ở hầu hết các quốc gia. Bạn có thể tìm thấy nó với tên Don Limpio ở Tây Ban Nha, Maestro Limpio ở các nước Mỹ Latinh, Meister Right ở Đức, Pan Proper ở Ba Lan hoặc Mr. Proper ở Bulgaria, Nga và Hy Lạp. Tuy nhiên, nó được bán ở Anh với tên gọi “Mr. Clean” – cái tên này thưc sự đã có mặt trong thị trường đó.

Nhìn chung, “nhập gia tùy tục” nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại nhiều quốc gia phải nắm rõ sự khác biệt ở các thị trường đó để có những thay đổi sao cho phù hợp. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể “tiêu chuẩn hóa” cái tên của mình để kinh doanh trên nhiều quốc gia. Một sự thay đổi về tên đôi khi chỉ là một hành động nhỏ nhưng nó có thể quyết định đến thành công của doanh nghiệp khi “tấn công” vào một thị trường mới.

Theo brightside
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?