“12 năm phổ thông học theo mẫu, sao đòi người trẻ sáng tạo?”

“12 năm phổ thông học theo mẫu, sao đòi người trẻ sáng tạo?”
HHT - Đó là câu hỏi của nam sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đặt ra cho diễn giả tại chương trình Tiếng nói Trẻ -YouthSpeak 2018 vừa diễn ra tại TP.HCM.

Chương trình kết nối hơn 400 sinh viên tiêu biểu đến từ nhiều trường ĐH ở TP.HCM với các doanh nghiệp, các tổ chức để cùng nhau để cùng nhau trao đổi và tìm ra giải pháp cho các vấn đề xã hội dựa trên 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc.

“12 năm phổ thông học theo mẫu, sao đòi người trẻ sáng tạo?” ảnh 1

Về hạn chế lớn nhất của người trẻ ngày nay, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc trung tâm Khoa học tư duy CTS Bộ Khoa học công nghệ cho rằng, đó là chính là sự sáng tạo. Người trẻ hô hào rất nhiều, nói về đam mê, khát vọng rất lớn, thể hiện rất máu lửa nhưng rất kém sáng tạo.

"Nói ra như một nỗi đau nhưng não chúng ta hoạt động rất kém. Chỉ số sáng tạo của Việt Nam rất thấp và gần như có thể nói nó không đóng góp gì cho ngân sách quốc gia, cho sự phát triển của đất nước", ông Thái Hòa nói.

Khi nghe ý kiến trên, một nam sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM nêu ra vấn đề, mọi người đang nói về sự sáng tạo, đòi hỏi người trẻ sáng tạo. Nhưng 12 năm học ở phổ thông, học sinh khi học Văn thì làm theo văn mẫu, học Toán thì giải theo những cách đã có sẵn. Làm khác thì bị cho là sai. Nam sinh đặt câu hỏi: "Chính việc học ở phổ thông đã tạo cho sức ỳ của học sinh rất lớn, vậy làm sao có thể hy vọng, đòi hỏi người trẻ sau này có thể sáng tạo?".

“12 năm phổ thông học theo mẫu, sao đòi người trẻ sáng tạo?” ảnh 2

Không thể trả lời câu hỏi của sinh viên đặt ra, ông Thái Hòa nói rằng đây là nghịch lý và cũng là sự bế tắc của giáo dục hiện nay. Chúng ta thiếu môi trường cho sự sáng tạo, không thể trách người trẻ. Nhưng theo ông Hòa, từ thực tế đó, mỗi người phải suy nghĩ và cố gắng khắc phục những điểm yếu. Mỗi sinh viên khi đi học có thể thư viện hóa việc học của mình, xây dựng cách tự học, tự tìm hiểu, mày mò một cách hiệu quả nhất.

Về việc giáo dục áp đặt, không phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của từng học sinh, TS Nguyễn Khánh Trung, Giám đốc Emile Việt Education đã từng đề cập nhiều trong các bài giảng của mình. Ông Trung khẳng định, mỗi trẻ em có khả năng tiềm ẩn rất lớn, theo Unicef, các chỉ số về trẻ em rất phong phú như khả năng tập trung, tự chủ, sáng tạo, đam mê học hỏi, khám phá, sắp xếp thông tin nhận được, ghi nhớ... Não bộ của trẻ có 100 tỷ nơ ron, mỗi nơ ron lại có 20.000 kết nối với các nơ ron khác, và tất cả thực hiện khoảng 2 triệu tỷ kết nối trong các mạng lưới phức tạp khác nhau.

Thế nhưng trẻ Việt còn rất hạn chế về các khả năng sáng tạo, làm chủ, tư duy..., theo ông Trung nguyên nhân hàng đầu là chúng ta có vấn đề trong phương pháp tư duy và thực hành giáo dục trong gia đình lẫn nhà trường. Mà vấn đề rõ nhất là sự áp đặt, người lớn muốn trẻ em suy nghĩ, tư duy, lập luận giống mình, theo cách của mình, em nào nghĩ khác là "cắt", là "nắn" lại cho "chuẩn".

“12 năm phổ thông học theo mẫu, sao đòi người trẻ sáng tạo?” ảnh 3

Nhiều bậc cha mẹ hùa nhau đàn áp trẻ nhỏ, bắt chúng đi theo con đường của mình, sống cuộc sống mong ước của mình, phải tuân phục mình, phải "gọi dạ, bảo vâng". Giáo dục nhà trường vì muốn tạo ra các thế hệ tương lai theo ý mình muốn về tâm hồn, về tư tưởng nên đã áp đặt đồng loạt cùng một chương trình, một nội dung giáo dục, một hình thức đánh giá… trên hàng triệu trẻ em.

Ông Trung nhấn mạnh trẻ là chủ thể sáng tạo - nghĩa là không ai dạy được trẻ, nhất là trẻ nhỏ, mà chính trẻ là chủ nhân của sự sáng tạo, là tác giả của những những gì học được, và có khả năng học hỏi liên tục nhằm tự kiến tạo nên chính mình. Quá trình sáng tạo của trẻ là: quan sát, tự phân tích, tự rút ra kinh nghiệm, và tự kiến tạo nên sự hiểu biết của mình, kiến tạo nên nhân cách của mình.

Người lớn thay vì tìm cách dạy đủ thứ cho trẻ thì cần tạo ra một không gian, hoàn cảnh phù hợp để giúp trẻ thực hiện những sáng tạo, tự học hỏi khám phá một cách tốt nhất.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.