5 bí quyết xoa dịu cơn giận của sếp

5 bí quyết xoa dịu cơn giận của sếp
HHT - 5 bí quyết ứng phó với “cơn bão” cáu giận của sếp để giữ cho tình hình được bình ổn, tránh hậu quả xấu hơn xảy ra, ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn.

Trong công việc không thể tránh khỏi có lúc xảy ra thiếu sót hoặc làm chưa đúng ý sếp. Nếu sếp thuộc kiểu người nóng tính thì rất có thể bạn sẽ phải hứng chịu những cơn giận thường xuyên. Dù là nguyên nhân xuất phát do mình hay do khách quan thì bạn nên nắm rõ 5 bí quyết ứng phó với “cơn bão” cáu giận này để giữ cho tình hình được bình ổn, tránh hậu quả xấu hơn xảy ra, ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn.

5 bí quyết xoa dịu cơn giận của sếp ảnh 1

Bình tĩnh

Trong trường hợp sếp đang nóng giận, thái độ đầu tiên của bạn đó là giữ được bình tĩnh tuyệt đối. Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn tránh có thái độ, lời nói hoặc hành vi bộc phát thể hiện “cái tôi” hay đơn giản là cãi lời sếp. Nóng giận không giải quyết được vấn đề gì mà làm cho tình tình tệ hơn, mà nguy cơ xấu nhất là bạn bị đuổi hoặc phải tự nghỉ việc và tìm việc mới.

Lắng nghe

Với người làm lãnh đạo, một khi có sự không vừa lòng hoặc sai sót xảy ra, họ là người phải chịu áp lực rất lớn nên đôi khi phản ứng rất mạnh và đối tượng để họ “trút giận” không ai khác là nhân viên. Nếu khéo léo, đã thấu hiểu tâm tính của sếp, bạn nên chịu khó kiên nhẫn lắng nghe để xoa dịu cơn giận của sếp tức thời và không làm cho sếp “nổi đóa” hơn. Đồng thời khi lắng nghe với thái độ tích cực, bạn sẽ tìm hiểu được vấn đề cụ thể, ghi nhớ cho mình bài học kinh nghiệm để tránh các sai lầm tương tự và làm tốt hơn.

Thừa nhận thiếu sót

Ngay lúc sếp lên cơn giận dữ, nếu bạn sai, chắc chắn một điều là cần thẳng thắn nhận lỗi và hứa với sếp sẽ cố gắng khắc phục lỗi đó và giải quyết hậu quả đã gây ra. Hãy chứng tỏ bạn là nhân viên có trách nhiệm sẵn sàng đối diện với mọi trách nhiệm.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu và ấm ức khi bị trách mắng thì sau đó bạn nên tự mình đi tìm lý do và xem xét liệu nó là do mình hay do yếu tố khác. Lỗi không phải do mình, bạn có thể giải thích vấn đề rõ ràng khi sếp đã bình tĩnh, qua cơn giận. Điều này cũng sẽ tác động đến cách cư xử của sếp về lâu dài đối với bạn.

Lưu ý, để tránh bị hiểu nhầm là bao biện và đổ lỗi, bạn nên có các bằng chứng, số liệu thật cụ thể rõ ràng để thuyết phục sếp hoàn toàn mà không bị mang tiếng oan.

Thể hiện quan điểm rõ ràng

Nếu bạn là người thẳng thắn và không chấp nhận được sự nổi giận quá đà như vậy của sếp thì nói chuyện thẳng thắn cũng là một cách hay.

Đừng nghĩ rằng là nhân viên thì bạn không có quyền thể hiện quan điểm của mình. Tuy nhiên, đợi khi sếp đã bình tĩnh lại thì bạn mới trực tiếp trao đổi với sếp. Hãy nói rõ cảm nhận của mình, thậm chí góp ý để sếp thấy rằng việc nổi giận như vậy khiến bạn cảm thấy tổn thương, thậm chí xúc phạm như thế nào và tình hình công việc tệ hơn thay vì sếp bình tĩnh xử lý vấn đề.

5 bí quyết xoa dịu cơn giận của sếp ảnh 2

Không chỉ trích và kể lể với người khác

Sau khi phải hứng chịu cơn giận dữ của sếp, hãy để nó trôi qua trong êm đẹp, là việc riêng của bạn và sếp. Đừng dại dột đem câu chuyện đi kể lể lại với đồng nghiệp hay các cấp trên khác. Bạn sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì nhưng nhận lại ác cảm và rắc rối. Nếu có người nào đó chơi xấu bạn báo lại, sếp sẽ càng có lý do giận dữ với bạn hơn. Và chắc chắn bạn sẽ còn chịu đựng cơn khó dễ của sếp lâu dài.

Với một vị sếp nóng tính, họ cần nhân viên thấu hiểu và kiên nhẫn thay vì cũng bốc đồng và tự cao. Để xoa dịu cơn giận của sếp, bạn nên giảm “cái tôi” xuống, bình tĩnh và lắng nghe để không làm cho tình hình xấu đi. Sau khi bình ổn trở lại, bạn có thể giải thích cho sếp hiểu hơn. Ở vai trò lãnh đạo cũng vậy, cần biết kiềm chế hơn để tránh nổi giận vô lý làm cho nhân viên của mình cảm thấy bị coi thường, bị làm nơi trút giận dù họ không sai. Sự bình tĩnh, thấu hiểu và tôn trọng nhau giữa sếp với nhân viên chính là chiếc cầu nối vững chắc nhất để hai bên hiểu nhau và làm việc đạt năng suất cao nhất, tất cả cùng vì sự phát triển chung của công ty.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm