Bài viết này sẽ chỉ ra những điều rất dễ bị bỏ qua, nhưng lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi ngày của bạn!
1. Bạn bè
Cái gì? Bạn bè khiến chúng ta vui hơn chứ?
Đúng vậy, và tất nhiên là họ có tác động rất nhiều đối với tâm trạng hàng ngày của bạn, cũng như mức độ hạnh phúc nói chung. Cho nên, điều quan trọng là bạn nên chơi với những người bạn tử tế, lạc quan, biết động viên và hỗ trợ lẫn nhau, tránh liên tục ở bên những người hay than phiền, hay chỉ trích…
![]() |
2. Giấc ngủ
Không ngủ đủ không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng, mà còn “làm loạn” tâm trạng của bạn nữa kia. Việc thiếu ngủ đêm hôm trước sẽ ảnh hưởng ngay đến tâm trạng ngày hôm sau, cho nên người ta mới nói rằng: “Có một việc mà bạn vừa làm vào tối hôm trước, sáng hôm sau đã hối hận ngay: Đó chính là thức khuya”. Với lại, thiếu ngủ còn khiến bạn cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc, và như thế thì làm sao mà vui được!
![]() |
3. Dẹp những đam mê và mơ ước của mình sang một bên
Nếu bạn có một sở thích hay đam mê gì đó, và vì một vài lý do nhất định, bạn quyết định không động đến, không nghĩ đến nó, thì sao? Thì kết quả sẽ là một con người lúc nào cũng không vui, không thoải mái, thậm chí thấy tự tội nghiệp bản thân, và do đó, tất nhiên là không hạnh phúc rồi. Điều bạn nên làm là theo đuổi những đam mê của mình, chấp nhận cả những thách thức. Như thế thì về sau, bạn sẽ tránh được câu hỏi vốn ám ảnh rất nhiều người: “Sẽ thế nào nếu…?”. Vậy, nếu bạn thích bán đồ thêu tay online, hay thích học tiếng Ý, hay thích tập võ…, hãy tìm hướng theo đuổi. Đừng e sợ khi đi theo những gì bạn mong muốn nhất!
![]() |
4. Thái độ của bạn
Điều quyết định hạnh phúc của bạn không phải là những gì cuộc sống ném về phía bạn; mà là cách bạn “bắt lấy” và xử lý chúng. Sự lạc quan là yếu tố cực kỳ mạnh mẽ, nên mỗi khi để ý thấy mình có những ý nghĩ hay cảm xúc tiêu cực, hãy hít thở sâu, lắc đầu và tìm hướng suy nghĩ tích cực hơn, hoặc tìm giải pháp, nhé.
![]() |
5. Không xử lý được những căng thẳng
Cứ giữ mãi trong mình những bực bội, thất vọng… là không lành mạnh đâu, bởi sẽ đến lúc bạn chạm tới “điểm sôi” của mình. Điều nên làm là “xả stress” thường xuyên, có thể bằng nhiều cách: chạy bộ, tập thể dục, vẽ, viết, hát, nhảy, buôn chuyện… Những cách này đều giúp bạn “tháo van”, “xì” bớt những căng thẳng đang tích tụ.
![]() |
6. Nỗi sợ hãi
Dù là sợ gia đình thất vọng, hay sợ mọi người chê cười…, nỗi sợ hãi luôn có khả năng khiến bạn tê liệt. Bằng cách lo sợ, bạn tự xây hàng rào ngăn mình đến với những trải nghiệm mới, tiếp cận với những con người mới, nắm lấy những cơ hội mới…, mà đó mới là những cánh cửa dẫn tới sự hài lòng và vui vẻ. Vậy nên, có một lời khuyên được coi là có tính trị liệu tâm lý rất tốt: Đó là, bạn hãy thử làm một việc mà trước nay vẫn muốn làm nhưng còn e sợ, nhé.