7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất

7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất
HHT - Không chỉ xuất hiện trong cảnh phim viễn tưởng, những địa điểm đẹp ảo diệu khiến nhiều người nhầm lẫn như ở hành tinh khác sau đây sẽ thỏa mãn cơn tò mò của bạn.
7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất ảnh 1
Ảnh: Vladislav T. Jirousek.

Danakil Depression thuộc vùng Afar, Ethiopia, được ví như "địa ngục trần gian". Danakil nằm dưới mực nước biển 125 m và có nhiệt độ trung bình 34,5 độ C. Nơi đây có nhiều dòng suối lưu huỳnh, núi lửa, mạch suối phun, các hồ có tính axit, hồ khoáng chất đầy sắc màu nằm rải rác trong khu vực.

7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất ảnh 2
Ảnh: National Geographic.

Hang Naica (Mexico): Nhiều người cho rằng khung cảnh nơi đây giống hệt một hành tinh xa xôi trong phim viễn tưởng. Hang động này nằm ở độ sâu khoảng 300 m, nối với mỏ Naica (Chihuahua, Mexico). Nơi đây sở hữu vô vàn tinh thể đá thạch anh khổng lồ đan xen nhau. Naica được phát hiện vào tháng 4/2000 khi các thợ mỏ đang đào một nhánh sang hầm mới.

7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất ảnh 3
Ảnh: A Cosmobiologist's Dream.

Đèo Borup Fiord là địa điểm sở hữu khung cảnh siêu thực thuộc đảo Ellesmere (Canada). Từ lâu, nơi đây đã xuất hiện một dải băng màu vàng, có mùi hôi, giống như bề mặt mặt trăng Europa của sao Mộc. Tác phẩm này được tạo ra từ những con suối mặn phun ra lưu huỳnh. Các nhà khoa học đã tìm thấy các cộng đồng vi sinh vật tại đây và sử dụng chúng để nghiên cứu sự sống từ xa.

7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất ảnh 4
Ảnh: OceanWide Expeditions.

Svalbard là một quần đảo nằm giữa Na Uy và Bắc Cực. Nơi đây là một trong số ít khu vực cực Bắc có người sinh sống của thế giới. Bạn có thể nhìn thấy cực quang trong mùa đông. Vào mùa hè, mặt trời chiếu sáng suốt 24 giờ. Hiện nay, quần đảo có 7 công viên quốc gia và hơn 15 khu bảo tồn chim.

7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất ảnh 5
Ảnh: Hamdan Yoshida.

Wadi Rum hay còn được gọi là "sao Hỏa trên mặt đất”, nằm phía nam Jordan, cách thủ đô Amman khoảng 300 km. Vùng đất khô cằn này sở hữu nhiều ngọn núi sa thạch bao phủ xung quanh tạo thành một thung lũng đẹp huyền ảo. Qua hàng triệu năm, những ngọn núi ở đây bị bào mòn tạo thành các hình thù độc đáo bởi tác động của mưa gió, cát bụi…

7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất ảnh 6
Ảnh: National Geographic.

Trải dài khoảng 10.500 km2 trên độ cao 3.656 m ở cao nguyên Andean (Bolivia), Salar de Uyuni là cánh đồng muối lớn nhất thế giới. Nơi đây là điểm du lịch nổi tiếng nhất của Bolivia. Mỗi năm, điểm đến thu hút hàng trăm nghìn du khách khám phá cảnh quan đơn sắc có một không hai.

7 khung cảnh ngoài hành tinh có thật trên Trái Đất ảnh 7
Ảnh: Revitalization.

Mono là một hồ nước mặn cạn nằm ở sa mạc phía đông dãy núi Sierra Nevada (California, Mỹ). Hồ nước này không có lối thoát ra biển nên lượng muối tích tụ lại khá cao. Bởi vậy, Mono là nơi sinh sống lý tưởng của nhiều loài tôm nước mặn. Khi đến đây, du khách sẽ nhìn thấy những tháp đá vôi nổi lên trên mặt nước mang hình thù kỳ lạ. Những ngọn tháp lộ rõ hơn khi mực nước trong hồ ngày một cạn dần.

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?