7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện
HHT - Tin hay không tuỳ bạn nhưng bưu điện không phải chỉ được dành để gửi thư từ hay những kiện hàng bình thường.

1. Mary Pierstoff, một đứa trẻ được gửi thư để tới thăm bà

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện ảnh 1
(Ảnh: Brightside) 

Thứ đáng ngạc nhiên nhất từng được gửi qua bưu điện được ghi nhận vào năm 1914 khi một bé gái bốn tuổi có tên Mary được “gửi thư” tới bà mình từ Grangeville tới Lewiston ở Idaho. Bố mẹ cô gái khẳng định phí bưu phẩm rẻ hơn rất nhiều so với vé tàu.

Lúc đó, bé gái này nặng khoảng 22 kg và nhẹ hơn một chút so với giới hạn trọng lượng bưu kiện gửi qua đường bưu điện và bởi vì không có giới hạn nào ngăn cản việc gửi người qua thư, người ta đã gắn tem và gửi em bé đi.

2. Viên kim cương trị giá 1 triệu USD

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện ảnh 2
(Ảnh: Brightside)

Viên kim cương nổi tiếng với giá trị 1 triệu USD mang tên gọi Hope đã được gửi qua đường bưu điện trong một chiếc hộp nâu hoàn toàn bình thường khi chủ nhân của nó, Harry Winston, qua đời.
 
Ông đã đủ tin tưởng hệ thống bưu điện tới mức quyết định gửi nó qua thư từ New York đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Bưu kiện này chỉ có giá 2,44 USD kèm với đó là phí bảo hiểm 142,85 USD cho viên kim cương triệu USD.

3. Những người nhét cá vào hòm thư

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện ảnh 3
(Ảnh: Brightside)

Lịch sử ngành bưu điện thế giới cũng ghi nhận việc người ta gửi cá, cả những chú cá còn sống hoặc đã chết, qua đường bưu điện.

4. Gửi tắc kè đi chỗ khác vì nhà của chủ nhân nó quá lạnh

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện ảnh 4
(Ảnh: Brightside)

Tháng 12 năm 1954, David, một người đàn ông từ Fostoria, Ohio, đã gửi thư tới một trưởng bưu cục ở Orlando, Floria. Trong thử, anh viết rằng mình đang gửi một con tắc kè từ Ohio vì ở đây quá lạnh và khi được gửi tới Orlando, chú tắc kè nên được thả tự do.

David yêu cầu bưu cực thông báo với anh về tính trạng của chú tắc kè khi đến nơi.

5. Mảnh tàu Tinanic được gửi từ Milan đến Georgia

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện ảnh 5
(Ảnh: Brightside)

Gần 90 tấn mảnh vỡ còn lại của tài Titanic đã được tìm thấy ở Ý và gửi từ Milan đến Georgia theo đường bưu điện. Số mảnh vỡ này có thể có giá trị trừ 1 triệu USD đến 3 triệu USD.

6. Gửi mầm bệnh

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện ảnh 6
(Ảnh: Brightside)

Trong một bài viết thêm The New York Times vào năm 1895, tạp chí này tiết lộ những chú chim chế, mầm bệnh đậu mùa hay sốt đã được các bác sĩ gửi tới Hội đồng Sức khoẻ Quốc gia bằng đường bưu điện.

7. Mèo được gửi qua hệ thống đường ống khí

7 thứ điên rồ và thật khó tin từng được gửi qua đường bưu điện ảnh 7
(Ảnh: Brightside)

Một hệ thống đường ống khí đã được xây dựng vào những năm 1800 ở New York để thư từ được chuyển đi nhanh hơn. Vào năm 1897, một số nhân viên vận hành đã muốn thử nghiệm tốc độ của hệ thống này. Họ quyết định chuyển một chú mèo trong đường ống. Rất may, chú mèo này vẫn còn sống sau thử thách và chứng tỏ điều này là hoàn toàn khả thi.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?