Ai cũng có thể nhiễm “virus sợ hãi”, nhưng đây là “thuốc giải” cho bạn!

Ai cũng có thể nhiễm “virus sợ hãi”, nhưng đây là “thuốc giải” cho bạn!
HHT - Có một câu nói thế này: “Những điều mà bạn mong muốn luôn ở bên kia của nỗi sợ hãi”. Vậy bạn đã sẵn sàng vượt qua nỗi sợ hãi của mình chưa?

Bạn sợ hãi điều gì?

Bạn có sợ bị từ chối? Hoặc bạn sợ mất mát? Hay bạn giống như nhiều người: cực kỳ sợ những cơn đau thể chất? Hoặc bạn rất sợ bị xấu hổ trước đám đông?

Ai cũng biết đến nỗi sợ hãi theo cách này hay cách khác. Thực tế, nỗi sợ hãi vô lý còn có thể là kẻ thù mạnh mẽ nhất của con người.

Một câu chuyện vui kể rằng, một cô bé 12 tuổi cùng đi máy bay với bố mẹ và em bé của gia đình. Khi máy bay hạ cánh, bố mẹ cần cho em bé vào toilet làm vệ sinh, nên nhờ cô bé 12 tuổi kia cầm cái ti giả. Một chút sau, có một nhân viên sân bay thấy cô bé ngồi cầm cái ti giả liền lại gần, nhìn chăm chăm rồi ngạc nhiên hỏi: "Lần đầu tiên cháu đi máy bay nên sợ quá à?".

Có lẽ số người sợ đi máy bay là quá nhiều khiến nhân viên sân bay kết luận ngay như vậy. Nỗi sợ hãi khiến cho rất nhiều người không thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.

Không ít người sợ hãi đến ám ảnh mỗi khi đi máy bay.

Đôi khi, nỗi sợ hãi còn "trá hình" nữa. Nó có thể giống như sự giận dữ. Hoặc tổn thương. Đây là một thí nghiệm: Lần sau, khi bạn cảm thấy giận dữ hoặc tổn thương, hãy dừng tất cả mọi việc lại và tự hỏi mình: "Mình đang sợ điều gì vậy?". Nếu bạn nhìn đủ kỹ, bạn sẽ thấy, trong hầu hết những lần bạn không vui, thì thực ra, có nỗi sợ hãi quanh quẩn đâu đó ở đằng sau.

Nhà thiên văn học nổi tiếng James Bell từng nói: "Nỗi sợ hãi là một con virus xảo quyệt. Chỉ cần cho nó một nơi sinh sản trong đầu óc chúng ta… nó sẽ ăn dần tinh thần chúng ta và chặn những con đường để chúng ta cố gắng". Đó chính là vấn đề, phải không? Nỗi sợ hãi làm chúng ta nản chí và ngăn chặn con đường để chúng ta đi tiếp.

Nhưng nỗi sợ hãi không nhất thiết phải "nhiễm" vào tâm trí chúng ta. Thực tế, chúng ta có thể học cách trở nên can đảm hơn. Thật lạ lùng, chỉ một chút can đảm cũng có thể giúp chúng ta "miễn dịch" trước con virus sợ hãi.

Nhà thiên văn học James Bell.

Tôi từng biết một cô gái rất sợ phải nói trước đông người. Thực ra, đây cũng là việc khiến nhiều người lo sợ. Nhưng cô gái này đã chọn cách nói trước nhiều người xa lạ, đơn giản VÌ cô ấy cảm thấy sợ. Và câu chuyện đã diễn ra thế này:

Trong buổi hội thảo, vị giảng viên đề nghị vài người xung phong chuẩn bị để buổi sau nói về một trải nghiệm cá nhân khiến mình trưởng thành. Một trong số những người xung phong là cô gái trẻ mà tôi mới gặp lần đầu tiên, bởi hôm ấy cũng là buổi đầu tiên trong một loạt những buổi hội thảo chuyên đề.

Trong giờ nghỉ, cô ấy đã giải thích với tôi về lý do khiến cô xung phong: "Mình đã rất sợ khi giảng viên đề nghị tự nguyện chia sẻ những kỷ niệm cá nhân với cả lớp" – Cô ấy nói – "Và vì thế, mình nhận ra rằng, đây chính là một vấn đề mà mình cần phải cố gắng vượt qua. Nên mình xung phong. Mình nghĩ mình cần phải làm thế. Mình phải đối diện với nỗi sợ".

Sau buổi thứ hai, cô ấy kết luận với tôi: "Hóa ra, mọi chuyện không tệ như mình tưởng".

Một cô gái đã xung phong nói trước rất nhiều người xa lạ, VÌ cô ấy muốn vượt qua nỗi sợ đó.

Cô ấy xung phong nói trước lớp không phải vì cô ấy thích trải nghiệm này. Ngược lại thì đúng hơn. Cô ấy chọn cách đứng lên nói trước đám đông, đơn giản vì cô ấy sợ việc đó. Cô ấy biết rằng "phương thuốc" cho nỗi sợ hãi chính là đừng đầu hàng nó.

Có thể nỗi sợ hãi là một con virus xảo quyệt. Nhưng mỗi lần chúng ta chọn cách can đảm, là chúng ta tự "tiêm miễn dịch" cho mình. Dần dần, chúng ta sẽ thấy, bản thân sẵn sàng hành động theo những cách mà chúng ta từng nghĩ là không bao giờ mình có thể làm.

Những "liều thuốc" can đảm nho nhỏ, được sử dụng đều đặn, là điều chúng ta cần. Đó cũng là "liều thuốc" cho cách sống hạnh phúc và lành mạnh hơn nữa.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.