Anh hùng lực lượng vũ trang Tô Văn Đực: 'Nếu không có địa đạo, chúng tôi không thể tồn tại'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Buổi ra mắt phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tại TPHCM có sự tham gia của hai Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang) và anh hùng Tô Văn Đực. Cả hai từng trực tiếp chiến đấu tại Củ Chi. 

Phim điện ảnh Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên tổ chức buổi chiếu sớm hôm 31/3. Phim kể về thời điểm năm 1967, địa đạo Củ Chi trở thành mục tiêu của những trận càn do quân đội Mỹ tiến hành.

Giữa vòng vây hiểm nguy, Bảy Theo và đội du kích 21 người nhận nhiệm vụ bảo vệ kho thuốc của bệnh viện dã chiến. Ẩn sau đó là nhiệm vụ quan trọng hơn - bảo vệ nhóm tình báo chiến lược do Hai Thưng chỉ huy đang ẩn nấp tại Bình An Đông. Khi tín hiệu vô tuyến bị phát hiện, quân Mỹ lập tức mở các đợt tấn công dữ dội, đẩy lực lượng du kích trẻ vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc.

Anh hùng lực lượng vũ trang Tô Văn Đực: 'Nếu không có địa đạo, chúng tôi không thể tồn tại' ảnh 1

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực tại sự kiện chiếu sớm phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối.

Buổi ra mắt phim tại TPHCM có sự tham gia của hai Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (bí danh Tư Cang) và anh hùng Tô Văn Đực. Cả hai từng trực tiếp chiến đấu tại Củ Chi.

Chia sẻ về bộ phim và những ngày tháng chiến đấu ở địa đạo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực nói: “Tôi cũng như bao người dân Củ Chi, chiến đấu ở đó nhờ vào hệ thống địa đạo. Chúng tôi là du kích, bám đất giữ làng, vì nếu không có địa đạo, chúng tôi đã không thể tồn tại".

Suốt 50 năm qua, chưa có bộ phim nào thực hiện về địa đạo. Anh hùng Tô Văn Đực gửi lời cảm ơn đạo diễn Bùi Thạc Chuyên vì đưa những câu chuyện thực tế lên phim. Ông khẳng định bộ phim đã tái hiện được một phần của "đất thép" Củ Chi.

Anh hùng lực lượng vũ trang Tô Văn Đực: 'Nếu không có địa đạo, chúng tôi không thể tồn tại' ảnh 2

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực (trái) và nghệ sĩ Cao Minh.

Anh hùng Tô Văn Đực dành cả tuổi trẻ bám trụ với địa đạo Củ Chi. Ông được gọi là "cỗ máy phá tăng" vì đã chế tạo ra mìn gạt để phá hủy 5.000 xe tăng địch.

Miêu tả sự khốc liệt của chiến trường Củ Chi, Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu nhấn mạnh: “Cây cỏ chết, đất đá trụi nhưng con người không đầu hàng”.

10 năm bám trụ Củ Chi, sống dưới lòng địa đạo, đơn vị của ông góp phần vào chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong buổi chiếu sớm Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, Đại tá Nguyễn Văn Tàu đọc thơ về những ngày chiến đấu ở Củ Chi.

Anh hùng lực lượng vũ trang Tô Văn Đực: 'Nếu không có địa đạo, chúng tôi không thể tồn tại' ảnh 3

Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (giữa) đọc thơ về địa đạo Củ Chi.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng cho biết trong quá trình làm phim, ê-kíp cần sự tư vấn, lời khuyên của các Anh hùng lực lượng vũ trang. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên mong khán giả có thêm góc nhìn, hiểu được thế hệ cha ông đã hy sinh cho đất nước được như ngày hôm nay.

Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối được đạo diễn Bùi Thạc Chuyên ấp ủ 10 năm. Phim được Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư lệnh TPHCM, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, UBND TPHCM... cùng nhân dân huyện Củ Chi hỗ trợ.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

NSND Xuân Bắc nêu kế sách cho Hà Giang

NSND Xuân Bắc nêu kế sách cho Hà Giang

TPO - Dành tình cảm đặc biệt cho miền đất địa đầu Tổ quốc, NSND Xuân Bắc - Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn - cho rằng Hà Giang xứng đáng hơn nhiều với những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch.
Lễ hội Tràng An 2025

Lễ hội Tràng An 2025

TPO - Sáng 13/4 (ngày 16 tháng 3 năm Ất Tỵ), tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình), Lễ hội Tràng An năm 2025 khai mạc với chủ đề “Tràng An di sản ngàn năm - Hồn thiêng sông núi”. Đây là sự kiện văn hóa tâm linh trọng đại, thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong nước và quốc tế.
Nhìn lại lịch sử áo dài phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh

Nhìn lại lịch sử áo dài phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh

TPO - Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" mở ra hành trình ngược về quá khứ, nhìn lại lịch sử của áo dài - biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trong những năm tháng chiến tranh. Triển lãm mang đến hình ảnh các nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Định trong tà áo dài tham gia nhiều hoạt động chính trị, ngoại giao thời bấy giờ.
Ba Hương - vai diễn ra mắt ấn tượng của người mẫu Hồ Thu Anh. Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp

Địa đạo - đánh đố vẫn hút khách

TP - Địa đạo đang sốt vé và đầy hứa hẹn sẽ lập những dấu mốc bao gồm phim đề tài chiến tranh cách mạng có doanh thu cao nhất. Hoặc phim không dễ hiểu nhưng lại thu hút đông người xem nhất(?) Khán giả xem phim đồng nghĩa với chấp nhận bị đạo diễn đánh đố. Hơn nữa, cũng chẳng có một đáp án nào rõ ràng cho những cảnh quay lướt qua mắt bạn...