Các nhà khoa học cho rằng có một triệu tấn kim cương được chôn vùi ở "vùng rễ cratonic" - phần cổ xưa nhất có hình chóp núi lộn ngược bên dưới vùng kiến tạo của các lục địa. Chỉ có một phần rất nhỏ được tìm thấy, và đó là kho báu được chôn dưới lòng đất 100 dặm, sâu hơn bất kỳ độ sâu nào mà mũi khoan đã từng thâm nhập, theo các nhà nghiên cứu MIT.
Các nhà khoa học ước tính "vùng rễ" có thể có 1-2% là kim cương, điều đó có nghĩa là khoảng một nghìn tỷ tấn kim cương được chôn dưới đó.
Giả thiết 1 tấn kim cương là 50 triệu cara, đáng giá ít nhất 3000 bảng Anh mỗi cara, thì tính ra sẽ có 150 x 1024 bảng Anh dưới đó.
"Điều này cho thấy kim cương không phải là khoáng vật kỳ lạ, nhưng trên quy mô địa chất, nó tương đối phổ biến”, Ulrich Faul, một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Khoa Trái đất, Khí quyển và Khoa học Hành tinh của MIT, nói. "Ta không thể lấy chúng, nhưng vẫn có rất nhiều kim cương hơn chúng ta đã từng nghĩ trước đây".
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng kim cương xuống dưới sâu lòng đất do một bất thường trong dữ liệu địa chấn, nơi sóng âm thanh dường như tăng tốc.
Faul và các cộng sự của ông đã tính toán rằng sự bất thường có thể gây ra bởi 1% -2% kim cương trong "vùng rễ cratonic":
"Kim cương rất đặc biệt. Một trong những đặc tính đặc biệt của nó là vận tốc âm thanh trong kim cương nhanh hơn gấp hai lần so với khoáng vật trội trong các lớp phủ trên, olivin".