Ba việc cần hoàn thành trước Giao thừa để xả xui, đón năm Ất Tỵ thêm may mắn

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Giao thừa Tết Ất Tỵ sắp đến và nhà nhà đang dọn dẹp, bày biện, chuẩn bị cho dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Theo quan niệm từ xưa, có một vài việc cần được hoàn thành trước thời khắc Giao thừa để gia đình có một năm mới may mắn, sung túc.

Các gia đình ở nước ta và nhiều nước châu Á khác đều đang chờ đón Tết Nguyên đán. Đến thời điểm này, hẳn ai cũng đã làm xong những việc như chuẩn bị thức ăn, mua sắm quần áo mới… Vậy còn việc gì cần làm trước khi Năm Mới đến nữa?

Theo quan niệm từ xưa, có một số việc nhất định cần hoàn thành trước thời khắc Giao thừa để gia đình có một năm mới may mắn, không thất thoát.

Sửa chữa những chỗ rò rỉ

Người xưa cho rằng, trước khi Năm Mới đến, cần sửa hoặc bịt lại tất cả những chỗ rò rỉ nước trong nhà (vòi nước, đường ống dẫn…), vì nước rò rỉ tượng trưng cho sự thất thoát tài sản hoặc suy giảm sức khỏe.

Những thứ gì bị hỏng ở trong bếp thì cần sửa luôn hoặc bỏ đi, vì chúng bị cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến “bát cơm” của gia đình trong năm mới.

Nếu giường bị hỏng cũng cần sửa ngay vì người xưa cho rằng việc nằm ngủ trên một chiếc giường hỏng vào đêm Giao thừa sẽ khiến năm mới khó khăn, “ngủ cũng không yên”.

Ba việc cần hoàn thành trước Giao thừa để xả xui, đón năm Ất Tỵ thêm may mắn ảnh 1

Trong mấy ngày Tết, người ta kiêng để rò rỉ nước vì cho rằng việc này tượng trưng cho sự thất thoát. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Bỏ “những gánh nặng” của năm cũ

“Những gánh nặng” của năm cũ bao gồm báo cũ, sách cũ, túi nylon cũ, hộp đựng bị nứt vỡ, quần áo cũ không dùng nữa… Những thứ này nên được bỏ đi trước Giao thừa, vì những đồ cũ đó từ xưa đã bị coi là những khó khăn tích tụ, nếu để từ năm cũ sang năm mới thì sẽ khiến năm mới của gia đình gặp nhiều thách thức hơn. Việc bỏ bớt đồ cũ hỏng cũng được coi là để có chỗ cho may mắn mới đến.

Dụng cụ nấu ăn mà hỏng cũng cần được bỏ đi vì theo Phong Thủy thì chúng mang đến sự xui xẻo về tài chính, không no đủ.

Ba việc cần hoàn thành trước Giao thừa để xả xui, đón năm Ất Tỵ thêm may mắn ảnh 2

Bỏ đồ cũ hỏng, lau sạch nhà cửa trước Giao thừa là để "mời" những may mắn, cơ hội mới đến. Ảnh minh họa: HKA.

Bỏ thực phẩm hết hạn đi

Các gia đình nên bỏ thực phẩm hết hạn trước khi Năm Mới đến, tránh ăn thực phẩm hết hạn trong dịp Tết. Tủ/ chạn bếp thoáng đãng cũng là để “mời” vận may đến. Ở nhiều vùng tại châu Á, người dân còn đặt một phong bao đỏ, bên trong đựng một vài đồng tiền, vào dưới đáy thùng gạo rồi đổ đầy gạo lên với mong muốn một năm no đủ.

Có thể thấy, những việc trên khi được hoàn thành trước Giao thừa cũng giúp mỗi gia đình có tâm lý thoải mái để đón Năm Mới đến.

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Ba việc cần hoàn thành trước Giao thừa để xả xui, đón năm Ất Tỵ thêm may mắn ảnh 6
MỚI - NÓNG
Quý Nữ - Khi Chim Nhạn Trở Về tập 13, 14, 15: Mẹ con Hàn Nhạn gỡ hiểu lầm đầy xót xa
Quý Nữ - Khi Chim Nhạn Trở Về tập 13, 14, 15: Mẹ con Hàn Nhạn gỡ hiểu lầm đầy xót xa
HHT - Phần quá khứ Nguyễn Tích Vân muốn che giấu, ở hai tập mới, Trang Hàn Nhạn đã hoàn toàn thấu tỏ. Khán giả đau xé lòng khi thấy hai mẹ con ôm nhau khóc. Các tập tới của "Khi Chim Nhạn Trở Về" (Quý Nữ) hứa hẹn sẽ căng như dây đàn khi Trang Sĩ Dương dần để lộ dã tâm, nhìn ra được con gái đang muốn đối đầu trực diện với mình.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu tô thắm thêm lịch sử văn hiến, hào hùng của dân tộc

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong suốt 29 năm qua, gần 580 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng được tôn vinh đều là những tấm gương sáng và có những thành tích đặc biệt xuất sắc, cống hiến nổi bật trên các lĩnh vực cho đất nước, ghi đậm nét dấu ấn, trí tuệ, tài năng Việt Nam, tô thắm thêm lịch sử văn hiến hào hùng của dân tộc và ghi danh trên bản đồ thế giới.
Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

Trung Quốc: Anh bảo vệ trở thành luật sư sau 10 năm “nghe ké” bài ở ĐH Bắc Kinh

HHT - Một anh bảo vệ ở Trung Quốc - hay đúng hơn phải gọi anh là “cựu bảo vệ” - đang được nhắc đến như một tấm gương về sự kiên trì và quyết tâm. Anh đã chịu khó làm bảo vệ ở ĐH Bắc Kinh - vì biết đây là trường đại học rất danh giá - để “nghe nhờ” các bài giảng và nhặt sách cũ của sinh viên để học, để rồi giờ đây anh trở thành luật sư - đúng nghề mà anh yêu thích.