Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz?

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz?
HHT - Hơn cả chuyện tranh cãi bản quyền sử dụng hình ảnh, câu chuyện lùm xùm giữa diễn viên Trương Thế Vinh với một shop bán quần áo càng cho thấy giữa khán giả và người nổi tiếng, ai mới là người nắm trong tay quyền lực thật sự.

Những quá khứ xấu xí được khai quật lại

Vừa qua, cư dân mạng và hàng loạt gương mặt nổi tiếng trong showbiz đã có một cuộc tranh luận lớn liên quan đến một chiếc áo. Cụ thể, một cửa hàng thời trang đã đăng tải hình ảnh nam diễn viên Trương Thế Vinh lên fanpage khi đang diện áo được cho là của hãng này.

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz? ảnh 1

Ngay sau đó, diễn viên Trương Thế Vinh đã liên lạc với cửa hàng và yêu cầu trả phí sử dụng hình ảnh là 25 triệu đồng. Câu chuyện ngày càng đi xa khi nhiều nhân vật trong showbiz như stylist Hoàng Ku, ca sĩ Quốc Thiên, Cao Thái Sơn, Pha Lê, Nukan Trần Tùng Anh… bắt đầu khẩu chiến với cư dân mạng để xem ai đúng, ai sai. Điều đáng nói là khi quan sát các bình luận, dễ thấy đi kèm là những bốc phốt, "đào mộ" scandal của những người nổi tiếng kể trên trong quá khứ.

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz? ảnh 2

Điển hình như Nukan bị khơi lại hình ảnh bị cho là trước PTTM; Pha Lê, Hoàng Ku là chuyện cũng từng dằn mặt nhãn hàng vì bị mượn hình ảnh không xin phép; Cao Thái Sơn bị khơi ra những hình ảnh phản cảm; Quốc Thiên bị đào bới đời tư cá nhân. Trong số đó, "họa vô đơn chí" phải kể đến diễn viên Diễm My 9x. Chỉ vì một story được cho là "ghi cho vui" đã bị cộng đồng mạng "ném đá" không thương tiếc, gần như nhấn vào sự nghiệp ít nổi bật của cô.

Từ một chiếc áo, chúng ta thấy việc nhập nhằng các mối quan hệ trong showbiz phức tạp thế nào. Không những vậy, ta còn có thể khẳng định khán giả Việt ở hiện tại có một trí nhớ tốt và quan điểm yêu-ghét rõ ràng. Họ dường như chưa bao giờ quên những cú phốt của nghệ sĩ. Trước đây, hầu hết những scandal sau một thời gian đều bị chìm vào quá khứ, nghệ sĩ dính scandal vẫn đi hát, đi diễn đều đều và xem như chuyện chẳng có gì. Nhưng qua sự kiện này, điều đó dường như không còn đúng nữa. Những chuyện xưa (và cả chuyện mới cập nhật) vẫn luôn nằm đó, ngay trong trí nhớ của khán giả. Để khi có biến, mọi thứ lại nóng lên một cách nhanh chóng.

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz? ảnh 3

Có ai nghĩ rằng chỉ vì một chiếc áo mà bao nhiên chuyện "thâm cung bí sử" của làng giải trí, dù chưa được kiểm chứng độ chính xác, đều bị phơi bày ra ánh sáng. Và cũng chưa bao giờ đám đông lại cùng chung tay “ném đá” nghệ sĩ với những lời lẽ nặng nề và sâu cay nhất. Ở đây, có thể nhìn nhận câu chuyện vượt qua ngoài một cuộc khẩu chiến bình thường, mà là một chiến dịch tẩy chay mạnh mẽ.

Khi quyền lực tạo xu hướng không còn ý nghĩa?     

Điểm lại những cái tên có trong danh sách truy lùng của cư dân mạng, không ít cái tên có hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn followers trên cả FB và IG. Điều khiến các influencers (những người có sức ảnh hưởng) trở nên nổi tiếng bỗng trở thành điều làm cho họ bị đám đông hạ bệ. Rõ ràng, dưới góc nhìn từ bên ngoài, chúng ta không biết ai đang là người tạo ra ảnh hưởng.

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz? ảnh 4

Những tưởng có số lượng hàng trăm ngàn người theo dõi thì influencers phải có tiếng nói, phải đưa ra một thông điệp để các fan thấu hiểu. Ngược lại, chính những người tạo ra ảnh hưởng lại bị một đám đông khổng lồ ném đá, cho vào “blacklist”. Quyền lực tạo xu hướng giờ chẳng có nghĩa lý gì nữa khi đám đông giận dữ và mong muốn influencers phải theo quan điểm của họ.

Cư dân mạng xã hội Việt Nam không có lòng tin vào influencers, và chưa bao giờ họ thật sự xem influencers là người có sức ảnh hưởng cả.

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz? ảnh 5

Bạn có thể mặc đẹp hơn, ăn ngon hơn là bởi nguồn tài chính tốt, có gu tự thân. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong sở thích và cả chính kiến, cũng như quan điểm của đám đông. Ảnh hưởng phong cách thời trang không có nghĩa là bạn được nể trọng. Một khi đám đông tức giận, lúc này vị trí của influencers trở nên yếu ớt và gần như không còn ý nghĩa gì. Tại sao Hoàng Ku phải khóa comment trên IG, hay Diễm My phải lập tức đăng đàn xin lỗi? Đi lên từ mạng xã hội, được nhiều người yêu thích thì cũng phải hiểu rằng mạng xã hội có sức mạnh thật. Nó có thể giúp vài cá nhân trở nên nổi tiếng, nhưng cũng nhanh chóng làm họ trở nên tai tiếng.

Dấu hiệu của khoảng cách thế hệ trên digital

Dễ thấy thái độ của những người làm trong showbiz với những bạn trẻ comment là xem nhẹ lời nói của họ. Nguồn cơn của cơn tức giận bắt nguồn từ những định kiến mang tính phân biệt, cho rằng "Giới trẻ thiếu gu thẩm mỹ/ sống hời hợt/ thiếu văn minh/ không ở thành phố nên thiếu kiến thức thời trang,…" Điều này cho thấy cuộc chơi thời đại số hóa đã lộ khoảng cách thế hệ (với gen Y, gen X).

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz? ảnh 6

Đám đông phẫn nộ là những bạn thế hệ Gen Z, những bạn trẻ lớn lên với tính tự chủ cao, nắm trong tay "quyền lực internet", dám thể hiện quan điểm chính kiến rõ rệt. Họ cũng đã lớn lên trong thời đại số (digital), khoảng cách địa lý không còn là thước đo để đánh gia gu thẩm mỹ hay những cập nhật xu hướng. Thế hệ trẻ có đủ sức mạnh và cả tài chính để làm điều họ muốn và sẵn sàng theo đến cùng để mang những điều không đúng sự thật ra ánh sáng. Vì sao một chiếc áo cần được đòi tiền bản quyền hình ảnh lại kéo theo việc shop thời trang này có dấu hiệu nhái mẫu, nhập hàng nước khác về bán chứ không phải tự thiết kế?

Gen Z tin vào chính họ và gần như khước từ những lời ngụy biện và xem thường. Gen Z không cãi bướng mà họ trưng ra đủ mọi bằng chứng để cho thấy quan điểm của mình là đúng. Đây không phải là thời đại mà sau một cú phốt bạn có thể lập một page mới, thay tên đổi họ để kiếm tiền tiếp. Chỉ cần một chút tinh ý, cư dân mạng sẽ nhận ra điều bất thường. Và từ một chút ít nhỏ nhoi đó, những scandal lớn bùng nổ. Mọi dấu vết trên mạng xã hội đều bị ghi nhận lại.

Bài học lớn từ chiếc áo nhỏ hay chuyện đi tìm người nắm quyền thực sự ở V-Biz? ảnh 7

Nghệ sĩ khi đã sử dụng mạng xã hội, kiếm lợi ích từ đây, thì hơn ai hết nên hiểu rõ điều này. Đối tượng khán giả của họ đã không còn là những người không biết gì mà chỉ follow vì bạn diện đồ đẹp, hát hay, sáng tác nhiều hit nữa. Họ biết tất cả về bạn và luôn theo dõi thái độ của bạn với những sự việc cụ thể ra sao. Và khi cần thiết, giới trẻ sẽ thể hiện quan điểm của họ.

Chúng ta không nên gọi “đám đông nguy hiểm” nếu như họ có khả năng phân tích, đào sâu một vấn đề một cách thuyết phục. Chúng ta không thể gọi đám đông là hung hăng khi ngay trong từng post chia sẻ thể hiện quan điểm chúng ta cũng dùng từ không đúng mực. Giới trẻ đã đủ lớn để đưa ra sự phán xét dành cho nghệ sĩ.

Theo HHT 1315
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

I-LAND 2 tập 1: LE SSERAFIM bị "triệu hồi" trong bài đánh giá của thực tập sinh

I-LAND 2 tập 1: LE SSERAFIM bị "triệu hồi" trong bài đánh giá của thực tập sinh

HHT - I-LAND 2 đã chính thức khởi động với tập đầu tiên lên sóng vào tối 18/4. Một trong những ca khúc được chọn đánh giá thí sinh là "UNFORGIVEN" (LE SSERAFIM). Vô tình lên sóng giữa làn sóng tranh cãi hát live của nhóm nữ nhà Source Music, phần trình diễn của các thực tập sinh (TTS) được đặt lên bàn cân so sánh.