Bài toán khó cho các hàng quán: Tăng giá để chống thua lỗ nhưng vẫn giữ chân khách hàng?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Việc các cửa hàng ăn uống liên tục tăng giá thời gian gần đây đã đặt ra “bài toán khó” không chỉ cho người làm chủ mà còn khiến khách hàng cũng phải đắn đo suy nghĩ. Một bên đau đầu tìm cách giữ chân khách hàng, một bên liệu có từ bỏ thói quen “ăn hàng ngồi quán?”

Chỉ vừa “bình phục” sau đại dịch, ngành dịch vụ lại tiếp tục phải đối mặt với nỗi khổ mang tên “bão giá”. Giá xăng dầu, nhiên liệu trên thế giới tăng chóng mặt dẫn đến tăng giá cước vận chuyển nguyên liệu đầu vào, giá thực phẩm tăng khiến các cơ sở kinh doanh lĩnh vực F&B buộc phải lựa chọn giữa việc tăng giá hoặc giảm bớt khẩu phần của khách hàng.

Bài toán khó cho các hàng quán: Tăng giá để chống thua lỗ nhưng vẫn giữ chân khách hàng? ảnh 1

Lời “cầu khẩn” hết sức đáng yêu và cũng đáng suy ngẫm của một cửa hàng được lan truyền trên mạng gần đây. Ảnh: Internet

Giảm bớt khẩu phần ăn hay tăng giá bán?

Trong thời điểm hiện tại, không chỉ ngành dịch vụ mà chính khách hàng cũng là “nạn nhân” của "bão giá". Không ít cửa hàng kinh doanh lựa chọn tăng giá bán để bù vào phần chi phí, chấp nhận mất đi một lượng khách hàng để tiếp tục duy trì kinh doanh.

Bài toán khó cho các hàng quán: Tăng giá để chống thua lỗ nhưng vẫn giữ chân khách hàng? ảnh 2

Theo chủ quán, đã cố kìm giá trong một thời gian dài trước đó, không dám tăng vì sợ mất khách nhưng giờ thì không còn “gồng” được nữa. Ảnh: Chí Nhân/ TNO.

Tuy nhiên, một số cửa hàng F&B vẫn giữ nguyên giá bằng cách giảm bớt khẩu phần món ăn hay sử dụng những nguyên liệu đầu vào có giá cả phù hợp hơn. Nhiều quán ăn bổ sung vào menu suất có giá như cũ với ít đồ ăn hơn và suất đặc biệt nhiều hơn, giá cao hơn để khách hàng có thêm sự lựa chọn. Dù vậy việc giảm bớt khẩu phần hay đổi nguyên liệu có thể bị những khách quen hay người sành ăn phát hiện ra.

Anh Nhật Quang (chủ quán cà phê Barxiu Coffee tại TP.HCM) cho biết, với đối tượng khách hàng thân quen là các bạn học sinh, sinh viên và dân văn phòng trẻ, phương án tăng giá không mấy khả thi. Anh chia sẻ: "Bọn mình chọn phương án tạo nhiều gói combo mua chung/ mua kèm để vừa có thể tăng lượng sản phẩm bán ra, vừa có thể làm hài lòng khách hàng vì vẫn giữ nguyên mức giá. Ví dụ, khách có thể chọn mua chai cà phê 1 lít (dùng trong 3 - 4 ngày) thay vì mua 3 chai 250ml mỗi ngày để tiết kiệm chi phí giao hàng hơn".

Bài toán khó cho các hàng quán: Tăng giá để chống thua lỗ nhưng vẫn giữ chân khách hàng? ảnh 3

Phương án tung chương trình kích cầu thay vì tăng giá được nhiều cửa hàng lựa chọn làm giải pháp ngắn hạn trước cơn "bão giá". Ảnh: Barxiu Coffee.

Gọi một cốc cà phê ngồi làm việc vài tiếng, đáng hay không?

Không chỉ các hàng quán nhỏ lẻ, nhiều “ông lớn” trong ngành F&B cũng đau đầu trước tình trạng vật giá leo thang. Điển hình như Highlands với thông báo khiến nhiều người bất ngờ: Tăng giá đồ uống lên 10% do biến động thị trường. Từ sự việc này một topic “muôn thuở” một lần nữa nổi lên: “Gọi một cốc cà phê ngồi làm việc vài tiếng, đáng hay không?”. Không ít người cho rằng, việc chỉ gọi một cốc nước có giá dao động từ 40.000 - 50.000 đồng để ngồi học tập hay làm việc vài tiếng đồng hồ tại quán sẽ gây khó khăn cho đơn vị kinh doanh.

Bài toán khó cho các hàng quán: Tăng giá để chống thua lỗ nhưng vẫn giữ chân khách hàng? ảnh 4

Highlands Coffee thông báo tăng giá. Ảnh: Fanpage Highlands Coffee

Bạn Quang (20 tuổi, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc Dân) cho biết: “Mình thấy việc các quán tăng giá trong thời buổi này là có thể chấp nhận và hiểu được, bởi việc bỏ thêm chút chi phí để đổi lại một không gian học tập và làm việc hiệu quả thì cũng xứng đáng. Cá nhân mình hay gọi một ly nước và ngồi khoảng 2 - 2 tiếng rưỡi. Nếu ngồi lâu hơn mình sẽ chủ động order thêm nước hoặc bánh. Về việc gọi một phần đồ uống và ngồi cả buổi thì mình nghĩ mỗi người một ý kiến. Nhưng nếu được các bạn nên order thêm đồ, điều này hoàn toàn xứng đáng cho một không gian học tập mát mẻ hiệu quả”.

Bài toán khó cho các hàng quán: Tăng giá để chống thua lỗ nhưng vẫn giữ chân khách hàng? ảnh 5
Chạy deadline ở quán cà phê của các “công dân laptop” không còn là điều xa lạ! Ảnh: Internet

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến trái chiều xoay quanh việc một số hàng quán tỏ ra "hằn học" đối với các hành khách mang theo laptop, ngồi học tập hay làm việc 3 - 4 tiếng.

“Trước đây cứ đến mùa deadline hay mùa thi, mình thường “cắm cọc” ở các quán cà phê vì điều này mang lại hiệu quả rất tốt cho mình. Thế nhưng, bên cạnh những quán 'nice' từ không gian đến thái độ nhân viên, mình cũng gặp không ít quán, nhân viên tỏ ra không được niềm nở khi khách ôm laptop bước vào dù những lần ngồi lâu mình đều order 2 - 3 lần nước.

Mình nghĩ mọi người nên chọn những quán chỉ chuyên để học tập, làm việc để tránh gặp những “chiếc thái độ” khiến mình mất hứng như vậy. Bây giờ mình vẫn duy trì thói quen đến cà phê học nhưng chỉ đến những quán quen” - bạn Linh (sinh viên Đại học Hà Nội) chia sẻ.

Bài toán khó cho các hàng quán: Tăng giá để chống thua lỗ nhưng vẫn giữ chân khách hàng? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cảnh sát Thái Lan được báo có "người cầm vũ khí", đến nơi không nhịn được cười

Cảnh sát Thái Lan được báo có "người cầm vũ khí", đến nơi không nhịn được cười

HHT - Nhận được thông tin về “người phụ nữ thần kinh không bình thường đang cầm vũ khí”, có vẻ rất nguy hiểm, một số cảnh sát ở Thái Lan đã mang theo những dụng cụ cần thiết đến hiện trường. Tuy nhiên, đến nơi thì họ nhận ra một sự thật khiến chính họ cũng không nhịn được cười.