Bạn bè khắp thế giới sẽ đón chào năm mới 2017 như thế nào?

Bạn bè khắp thế giới sẽ đón chào năm mới 2017 như thế nào?
HHT - Mỗi đất nước đều có một phong tục đón năm mới khác biệt. Nhưng đều cùng chung ước mơ, hy vọng năm mới sẽ luôn may mắn, bình an và hạnh phúc.

Người Ý sẽ mặc đồ chíp màu đỏ trong ngày mồng 1, vì tin rằng nó sẽ mang lại thật nhiều may mắn. Còn người Mỹ thì sẽ đi Díneyland chơi thay vì đến nhà họ hàng, bạn bè chúc Tết.

Người dân ở một số nước châu Mỹ như Colombia, Cuba hay Puerto Rico thường làm một con búp bê thật lớn từ rơm hay gỗ, và gọi đây là “búp bê năm cũ”, chứa những điều không tốt đã xảy ra. Đến lúc Giao thừa, họ sẽ đốt con búp bê này, để toàn bộ chuyện buồn biến mất, năm mới chỉ còn niềm vui mà thôi.

Bạn bè khắp thế giới sẽ đón chào năm mới 2017 như thế nào? ảnh 1

Người La Mã cổ đại đã phát minh ra lịch, nhưng khi ấy lại đón năm mới vào ngày 1/3. Sau đó, vua Caesar mới quyết định chọn tháng 1 là tháng đầu tiên cho một năm. Lý do vì tháng 1 theo tiếng La Mã là Janus - tên một vị thần có hai mặt, một nhìn về phía trước, một quay lại phía sau. Có nghĩa tháng 1 chính là thời điểm chuyển giao từ năm cũ và năm mới. Đến năm 1582, thì người La Mã chính thức đón Tết vào ngày 1/1.

Địa điểm đón năm mới nổi tiếng nhất thế giới, chính là Quảng trường Thời đại ở thành phố New York, nước Mỹ. Sẽ có hàng chục nghìn người cùng đến đây, đếm ngược từng giây chờ năm mới xuất hiện. Điều độc đáo nhất khi đón năm mới ở Quảng trường Thời đại, là lễ thả quả cầu pha lê. Đó là một quả cầu rất lớn, được chăng đèn rực rỡ và treo trên đỉnh tòa nhà cao 43 mét. Một phút trước khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, quà cầu sẽ được thả xuống từ từ, để khi nó chạm đất cũng là lúc năm mới đến rồi.

Bạn bè khắp thế giới sẽ đón chào năm mới 2017 như thế nào? ảnh 2

Người Đan Mạch thì sẽ mang bát đĩa cũ của nhà mình, tới trước cổng nhà người thân, bạn bè và đập nó vỡ tan, để chúc cho họ gặp nhiều may mắn. Vì thế, nhà nào càng có nhiều bát đĩa vỡ thì chứng tỏ càng nhận được nhiều lời chúc, càng được mọi người yêu quý.

Từ 12 giờ trưa ngày 31/12, người Mexico hoặc Tây Ban Nha sẽ ngồi canh đồng hồ. Cứ một giờ trôi qua, họ sẽ ăn một quả nho sao cho khi giao thừa thì họ ăn hết 12 quả, tượng trưng cho 12 tháng hạnh phúc. Thật may vì đó không phải là dưa hấu hay quả bưởi đấy.

Thành phố Gisborne ở New Zealand là nơi đầu tiên trên thế giới đón Năm mới. Khi teen Việt bắt đầu đếm ngược, thì người dân Gisborne đã sang năm 2017 tới gần 10 tiếng rồi.

Bạn bè khắp thế giới sẽ đón chào năm mới 2017 như thế nào? ảnh 3

Trong ngày mồng 1 đầu năm, người Estonia, sẽ ăn 7,9 hoặc 12 bữa. Vì họ tin rằng đó là con số may mắn.

Người Hy Lạp có truyền thống nướng một chiếc bánh mì to, trong đó có giấu một đồng xu. Trong bữa ăn đầu tiên của năm mới, họ sẽ cắt nhỏ chiếc bánh để chia cho mọi người. Ai nhận được phần bánh có đồng xu sẽ là người rất may mắn đấy.

 T.N

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?