Bạn có biết, năm 2020 lịch âm có tới 384 ngày và có thể Tết sẽ đến 2 lần?

Bạn có biết, năm 2020 lịch âm có tới 384 ngày và có thể Tết sẽ đến 2 lần?
HHT - Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao tính theo lịch âm, có năm số ngày rất ít, lại có năm số ngày lại chênh lệch tận hơn 30 ngày hay không?

Tết Nguyên Đán thường được tính theo âm lịch - loại lịch dựa vào chu kỳ Mặt Trăng của người Á Đông. Tuy nhiên, nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy một điều hết sức kì lạ, đó là trong năm 2019 âm lịch sẽ có 354 ngày, thế nhưng sang năm 2020 thì lại có tới 384 ngày. Nguyên nhân cho sự chênh lệch kha khá này được giải thích gói gọn trong một chữ "nhuận".

Theo đó, hiện nay chúng ta có 2 cách tính lịch, bao gồm dương lịch - tính theo chu kỳ mà Trái Đất quay quanh Mặt Trời được cả thế giới sử dụng và âm lịch hay lịch trăng.

Với hiểu biết của mình, ai cũng đều biết rằng một năm dương sẽ có 365 ngày. Tuy nhiên, theo chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì thực chất mỗi năm sẽ có 365 ngày và 6 giờ (tức là 1/4 ngày). Điều này có nghĩa là cứ sau 4 năm, chúng ta sẽ lại có một năm được cộng thêm 1 ngày bù vào khoảng chênh lệch ấy, được gọi là năm nhuận. Và theo quy ước, ngày nhuận dương lịch sẽ được tính vào tháng 2, tức là các tháng 2 của năm nhuận sẽ có 29 ngày.  

Bạn có biết, năm 2020 lịch âm có tới 384 ngày và có thể Tết sẽ đến 2 lần? ảnh 1
Theo lịch âm, năm 2020 sẽ có tới 384 ngày, nhiều hơn năm 2019 âm lịch tới 30 ngày 

Tuy nhiên, cách tính của năm âm lịch thì lại khá khác biệt. Theo đó, chu kỳ quay của Mặt Trăng với Trái Đất chỉ kéo dài 29,53 ngày, vậy nên một năm sẽ có khoảng 354 ngày (tương đương với 12 chu kỳ quay). So với năm dương lịch, sự chênh lệch lên tới 11 ngày, và sau 3 năm sẽ là 33 ngày - tức là hơn 1 tháng.

Vậy nên, để phù hợp với thời tiết 4 mùa thì cứ 3 năm, người ta sẽ lại cộng thêm 1 tháng vào lịch âm. Nói cách khác, cứ 3 năm âm lịch thì sẽ tới một năm nhuận và sẽ được cộng thêm hẳn 1 tháng nhuận chứ không phải 1 ngày như lịch dương.

Cũng theo cách tính trên thì năm 2020 chính là năm nhuận, vì vậy mới có chuyện âm lịch 2019 chỉ có 354 ngày, thế nhưng âm lịch 2020 thì lại có tới 384 ngày. 

Bạn có biết, năm 2020 lịch âm có tới 384 ngày và có thể Tết sẽ đến 2 lần? ảnh 2
Lí do được đưa ra cho sự chênh lệch ngày nhiều đến như vậy được gói gọn trong một chữ "nhuận".

Vậy làm thế nào để có thể xác định được năm nào là năm âm lịch nhuận? Các nhà khoa học trước kia đã tìm ra và lưu truyền một phương pháp xác định cực kì đơn giản, sử dụng phép tính chia để tìm ra năm âm lịch nhuận. Cụ thể, hãy lấy dương lịch năm đó chia cho 19, nếu phép chia hết hoặc có các số dư là 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì chắc chắn năm đó sẽ có tháng nhuận. 

Nhiều người sau khi biết cách tính toán này thì lại nêu ra thắc mắc của mình, hỏi rằng có bao giờ tháng nhuận rơi vào tháng 1 hay không, và nếu như vậy thì liệu chúng ta có được ăn Tết Nguyên Đán 2 lần hay không? 

Câu trả lời là có trường hợp đó xảy ra, tuy nhiên năm gần nhất mà hiện tượng ấy xuất hiện lại là tận năm 2262, bởi vậy tương lai được ăn Tết 2 lần chắc vẫn còn cách chúng ta rất xa nữa. 

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?