Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không?

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không?
HHT - Khi bạn ốm, bạn có thể gặp bác sĩ. Nhưng khi những động vật hoang dã bị bệnh, chúng không có bác sĩ Aibolit để chữa trị. Thế nên loài vật sẽ có những cách thức riêng để giúp chúng sống sót trong thiên nhiên.

Giữ bản thân luôn sạch sẽ

Để tránh bị bệnh, rất nhiều loài vật đã biết cách giữ vệ sinh thật tốt. Tinh tinh là một ví dụ điển hình. Chúng luôn ghét ở bẩn. Chúng thường dùng lá cây để phủi đi đất, bùn, máu, phân,... có thể lây dính trên người, những thứ dễ mang lại bệnh tật. Phần lớn loài vật đều tách riêng khu vực đi vệ sinh với khu vực sinh sống. Nhiều loài vật còn biết đợi bọ cánh cứng làm sạch khu vực chúng đi vệ sinh rồi mới quay trở lại sử dụng tiếp. 

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không? ảnh 1

Liếm vết thương

Chắc bạn đã từng thấy chó hoặc mèo nhà bạn liếm vết thương rồi chứ. Đó cũng là cách mà rất nhiều loài vật trong tự nhiên đã dùng khi bản thân chúng gặp phải những vết cắt hoặc vết xước. Trong nước bọt lại có chứa một số thành phần có thể giết chết vi trùng có thể có trên vết thương. Thế nên, liếm vết thương là một cách vừa làm sạch, lại vừa là liều thuốc cho những vết thương nhỏ của nhiều loài vật đấy nhé.

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không? ảnh 2

Đuổi và tránh côn trùng

Bị côn trùng cắn không chỉ gây ngứa và phiền toái. Bị côn trùng hút máu có thể làm suy yếu thậm chí là giết chết một con vật. Hơn nữa, muỗi, bọ ve, bọ chét hay chấy rận có thể truyền bệnh. Vì thế để giữ sức khỏe, rất nhiều loài vật đã dùng mọi cách để đuổi đi côn trùng. Một số loài dùng đuôi. Một số loài lại di chuyển hay lắc người liên tục. Loài khỉ ở Venezuela lại dùng độc của một loài rết bôi trên người để các loài côn trùng và vi khuẩn khác tránh xa. Sóc, mèo hoang hay khỉ cũng tìm riêng cho mình một loài kiến độc bôi lên người, bởi loài kiến này có khả năng sản sinh ra một loại axit diệt chấy và rận.

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không? ảnh 3

Tự tìm hiệu thuốc cho riêng mình

Một số loài vật biết tự tìm kiếm những loại thực vật có thể chữa vết thương cho mình. Giống như loài gấu ở Ấn Độ biết nhổ rễ cây osha, nhai nó và rồi ấn vào vết thương. Cây osha là loài cây có khả năng làm giảm đau và diệt vi khuẩn. Hay loài khỉ tại Costa Rica biết nhai vỏ cây thạch anh, lá cây ớt và một số loại lá khác tạo thành một hỗn hợp bôi lên cơ thể để tránh sâu bệnh hại da vào mùa mưa.

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không? ảnh 4

Ăn bùn đât

Bạn sẽ không ngạc nhiên đâu, khi mà ở đồng cỏ châu Phi, rất nhiều loài vật đã nhai bùn đất để chữa bệnh đau dạ dày. Bùn đất nơi đây rất nhiều đất sét, giúp dạ dày giảm cơn đau và ngừng tiêu chảy. Đất sét còn giúp trung hòa chất độc có trong thức ăn. Và chúng còn là một nguồn khoáng chất giàu canxi và muối mà các loài động vật hoang dã rất cần.

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không? ảnh 5

Tự mình nhai thuốc đắng

Đôi khi vài loài động vật hoang dã tự mình ăn một vài loài cây hoặc nấm có độc. Không phải bởi vì chúng không biết mà chúng muốn giết chết những loài ký sinh trùng đã xâm nhập vào trong cơ thể thông qua da, miệng hay mắt. Loài tinh tinh bị nhiễm bệnh này đã tự cứu mình bằng cách tước vỏ của một số loài cây lá đắng và nhai thật kỹ. Những cây này thường có chất độc nhẹ sẽ giết chết lũ ký sinh trùng. Hay chúng thường nuốt những chiếc lá thô, lông, răng cưa. Loại lá này không tiêu hóa khi đi qua dạ dày, nhưng khi qua ruột sẽ giúp cuốn theo các loại sâu, giun gây hại.

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không? ảnh 6

Bỏ đói và nôn mửa

Một cách mà một số loài vật hay làm để tự chữa bệnh là nhịn đói. Khi động vật bị ốm ngừng ăn, nó cũng đồng thời loại bỏ các vi trùng gây bệnh khi không cung cấp điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.

Bạn có tò mò muốn biết động vật hoang dã tự chữa bệnh như thế nào không? ảnh 7

Một số loài vật khác lại dùng cách ăn một số thức ăn khiến chúng nôn mửa. Bởi nôn ra sẽ giúp động vật tẩy sạch mầm bệnh và chất độc trong cơ thể của chúng.

ĐÔNG ĐÔNG - Ảnh tổng hợp từ Internet 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?