Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông!

Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông!
HHT - Ai cũng gần như cho rằng giày cao gót vốn được định sẵn dành cho nữ giới mà không mấy người biết “vũ khí tối thượng” của phụ nữ ngày nay ban đầu là phụ kiện dành cho... đàn ông.

Thời xa xưa, khi con người bắt đầu phát minh ra giày dép thì giày cao gót luôn được nhìn thấy trên đôi chân của những người lính, giới quý tộc hoặc thậm chí là cả hoàng gia ở những nơi khác nhau trên thế giới.

Vào ngày 13/8 tới đây, có hơn 200 đôi giày, dép từ thời Ai Cập cổ đại cho tới ngày nay được trưng bày tại Viện bảo tàng nghệ thuật và thiết kế thời trang SCAD FASH của trường Đại học Savannah. Cuộc triển lãm mang tên: “Những đôi giày - Niềm vui và nỗi đau” sẽ tái hiện lại cả quá trình phát triển của lịch sử, văn hóa, xã hội đem đến một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ cho những người đam mê thời trang.

Giày cao gót có nguồn gốc từ Ba Tư vào thế kỷ 15, khi mà những người lính sử dụng chúng để cưỡi ngựa. Sau đó, những đôi giày cao gót được dân di cư Ba Tư mang sang châu Âu và trở thành một “cơn sốt” cho phái nam nơi đây.

Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông! ảnh 1

Giày cao gót đầu tiên dành cho nam giới Ba Tư vào thế kỷ 17. (Ảnh: Viện Bảo tàng Bata Shoes, Toronto, Canada)

Từ cuối thế kỷ 15 cho đến đầu thế kỷ 17, đôi giày Chopine bắt đầu được trở nên thịnh hành. Thậm chí, có nhiều đôi cao tới 50 cm và chúng phải được giấu dưới những lớp trang phục giày cộm để không bị cho là “kỳ quặc”. Nguyên nhân dẫn đến sự ưa chuộng này phải kể đến vua Louis XIV của nước Pháp, ông chỉ cao 1m63, do đó ông thường đi những đôi giày cao để cải thiện chiều cao “khiêm tốn” của mình.

Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông! ảnh 2

Đôi giày cao tới... 50 cm (Ảnh: Internet)

Vào năm 1673, vua Louis XIV phê chuẩn mẫu giày cao gót đế đỏ và chỉ cho phép những thành viên thuộc giới quý tộc thân cận với nhà vua mới được phép đi chúng. Thực tế rằng, ngay sau đó, hoàng gia châu Âu cũng bắt đầu sử dụng và nhanh chóng trở thành trào lưu.

Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông! ảnh 3

Đôi giày đế đỏ biểu tượng cho thân phận và quyền lực một thời. (Ảnh được minh họa bởi SCAD grad Lara Wolf)

Thế kỷ 17 là thời điểm “chuyển mình” của thời trang nói chung và giày cao gót nói riêng khi có sự phân hóa rõ ràng giữa nam và nữ, Thay vì ăn mặc rườm rà, giới quý tộc châu Âu bắt đầu đơn giản hóa thời trang, từ bỏ những phụ kiện rườm rà và diện những bộ phục trang thanh lịch, tao nhã. Cho đến giữa thế kỷ 18, nam giới đã hoàn toàn đoạn tuyệt với giày cao gót. Từ khi ấy, giày cao gót trở thành một phần không thể thiếu để tăng thêm vẻ sexy, gợi cảm của phái nữ.

Đồng thời, cũng có giả thiết đưa ra rằng, tục bó chân ở Trung Quốc xuất hiện và tồn tại cho đến đầu thế kỷ 20 là do một phần ảnh hưởng từ các nước tư bản Châu Âu. Theo đó, việc bó chân sẽ khiến cho đôi chân trông có vẻ như là đang đi trên đôi giày cao gót. Mặc dù việc này rất gây đau đớn nhưng Trung Quốc thời xưa rất ưa chuộng vì khiến bàn chân trở nên nhỏ bé - chỉ khoảng 10 cm.

Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông! ảnh 4

Tục bó chân ở Trung Quốc được cho là chịu ảnh hưởng bởi giới thượng lưu châu Âu.

Nghệ thuật tạo màu lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1916. Đây được coi là một bước tiến lớn trong ngành chế tạo giày dép và trở nên phổ biến sau khi xuất hiện trong hai bộ phim nổi tiếng thời bấy giờ là Phù thủy xứ OZ và Cuốn theo chiều gió. Trong Phù thủy xứ OZ, đôi giày của nhân vật Dorothy ban đầu có màu bạc nhưng sau đó đã được nhuộm sang màu đỏ để bắt kịp xu hướng.

Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông! ảnh 5

Đôi giày đỏ của nhân vật Dorothy trong Phù thủy xứ OZ. (Ảnh: Internet)

Một trong những “chất xúc tác” khiến cho giày cao gót trở thành “vật bất ly thân” đối với các cô gái là nhờ câu chuyện Cô bé Lọ Lem. Đôi giày pha lê đã khiến một cô gái vô cùng bình thường trở thành nàng công chúa lộng lẫy, kiêu sa đã dấy lên trong lòng các cô nàng một sức mạnh huyền ảo của đôi giày cao gót. Nhờ có nó mà chúng ta có thể hướng tới những điều tốt đẹp.

Bạn có tưởng tượng nổi không, giày cao gót ban đầu là dành cho... đàn ông! ảnh 6

Giày thủy tinh của Cinderella. (Ảnh được minh họa bởi SCAD grad Lara Wolf)

Giày cao gót đích thị là một vật không thể thiếu trong tủ đồ của các cô nàng rồi, phải không?

MỸ LINH (dịch)

Theo teenvouge.com
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?