Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa?

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa?
HHT - Búi len tròn trên mũ hay lỗ nhỏ ở tay cầm xoong nồi… tuy chỉ là những chi tiết nhỏ trên đồ vật thường thấy nhưng công dụng của chúng sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ.

Búi len tròn trên mũ len

Trong chiến tranh, binh lính Pháp thường đội mũ có búi len trên đỉnh đầu để tránh bị thương khi va đầu vào trần của tầng hầm. Bởi các chiến hạm của lính Pháp có trần rất thấp.

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 1

Còn ở các quốc gia khác, những chiếc mũ có búi len này được sử dụng để phân chia trung đoàn. Bằng cách nhìn vào hình dạng và màu sắc của các búi len, họ có thể dễ dàng nhận ra người lính đó thuộc bộ phận nào trong quân đội. Còn hiện nay, khi những chiếc mũ len trở thành phụ kiện không thể thiếu cho con người trong thời tiết giá rét thì những búi len này chỉ đơn thuần để trang trí.

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 2

Những búi len tròn này là sản phẩm được biến tấu từ chiếc mũ bê rê của binh lính Pháp vào thế kỷ thứ 18.

Lỗ nhỏ trên tay cầm của xoong nồi

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao trên tay cầm của xoong nồi, chảo lại có một cái lỗ? Thực tế, lỗ nhỏ này không những giúp bạn có thể treo đồ lên gọn gàng sau khi cọ rửa mà còn giúp các bà nội trợ gài đũa hoặc muỗng trong lúc nấu ăn.

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 3

Vết gờ nổi ở chữ F và J trên bàn phím

Bạn có thắc mắc tại sao vết gờ nổi này không đặt ở chữ cái khác? Bởi chúng ta thường đặt ngón trỏ lên chữ F và J khi sử dụng bàn phím và nhờ vết gờ này mà bạn có thể xác định vị trí của các phím khác khi gõ mà không cần phải nhìn vào bàn phím. Đây cũng là cách mà người khiếm thị sử dụng bàn phím máy tính.

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 4

Lỗ nhỏ cạnh camera sau của điện thoại iPhone

Hẳn các tín đồ “nhà Táo” đều nhận thấy sự xuất hiện của một lỗ nhỏ ở cạnh camera sau của điện thoại nhưng ít ai biết rằng, đó chính là một microphone của iPhone, có tác dụng loại bỏ toàn bộ tiếng ồn xung quanh khi người dùng nghe điện thoại.

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 5

Vết lõm ở đáy chai

Thông thường, các loại chai được thiết kế với vết lõm ở đáy nhằm phân bổ đều áp suất từ miệng chai tới đáy, giúp chai đứng vững hơn.

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 6

Những vết lõm ở đáy chai cũng giúp những chất cặn có trong chai sẽ lắng đọng xuống.

Lỗ nhỏ trên nắp bút

Nhiều người cho rằng lỗ nhỏ trên nắp bút được thiết kế để giữ cho bút khỏi bị khô hoặc giữ cân bằng áp lực cho bút khỏi rỉ mực. Nhưng thực tế, lỗ nhỏ này là để đề phòng khi trẻ nhỏ nuốt phải nắp bút và bị nghẹn, chúng vẫn có thể thở qua lỗ nhỏ này nếu chưa kịp cấp cứu.

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 7

Lỗ nhỏ ở giữa bề mặt ghế nhựa

Bạn đã hiểu hết công dụng của những chi tiết thừa trên đồ vật này chưa? ảnh 8

Tại sao ghế nhựa nào cũng có một chiếc lỗ? Thực ra thiết kế như vậy là để có thể xếp chồng nhiều chiếc ghế lên nhau, thuận tiện cho việc cất giữ và vận chuyển. Nếu ở giữa không có một cái lỗ thì ghế ở trên và dưới sẽ bị dính vào nhau khi xếp chồng lên do áp lực không khí, khiến việc nhấc ra sẽ khó khăn.

THẢO TRINH - Ảnh: Internet 

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?