Bạn đã sẵn sàng đón mưa sao băng và Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21?

Bạn đã sẵn sàng đón mưa sao băng và Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21?
HHT - Rạng sáng ngày 28/7 tới, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội chứng kiến hai hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Nguyệt thực có pha toàn phần dài đến 103 phút

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học Việt Nam (VACA) cho biết, nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng tối hơn và có màu đỏ thẫm khi đi vào vùng tối của Trái Đất. Nguyệt thực gồm 3 pha cơ bản là nửa tối, một phần và toàn phần

thienvanvietnam.org

Nguyệt thực ngày 28 tháng 7 mà chúng ta sẽ chứng kiến là Nguyệt thực toàn phần, với pha toàn phần kéo dài 103 phút (thời gian toàn bộ Mặt Trăng có màu đỏ thẫm).

Kỳ Nguyệt thực toàn phần này sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 28/7 bắt đầu từ 0 giờ 14 phút đến 6 giờ 28 phút và có thể quan sát được trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

Bạn đã sẵn sàng đón mưa sao băng và Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21? ảnh 2

Cũng theo ông Sơn, khác với Nhật thực, Nguyệt thực không có bất cứ đe dọa nào đối với mắt nên chỉ bằng mắt thường bạn cũng có thể quan sát được đầy đủ hiện tượng này. Nếu có một chiếc kính thiên văn, ống nhòm hoặc máy ảnh/ máy quay phim có độ phóng đại quang học tương đối cao, bạn sẽ quan sát được hiện tượng này một cách thú vị hơn rất nhiều. Hãy chọn nơi quan sát có góc nhìn rộng về hướng Đông để theo dõi được hiện tượng này một cành hoàn chỉnh.

Một điểm rất quan trọng ảnh hưởng tới việc quan sát của bạn là thời tiết. Nếu trời có mưa hoặc đơn giản là mây trực tiếp che mất Mặt Trăng thì bạn sẽ không có cơ hội quan sát. Đây là Nguyệt thực toàn phần thứ hai diễn ra trong năm nay.

Sau lần này phải đến tháng 5/2021 và tháng 11/2022, người dân tại Việt Nam mới được chứng kiến tiếp.

Mưa sao băng và Nguyệt thực dài nhất cùng xuất hiện

Ông Sơn cho biết thêm, mưa sao băng Delta Aquarids là hiện tượng diễn ra trong khoảng từ 12 tháng 7 đến 23 tháng 8 hàng năm với cực điểm rơi vào khoảng từ 27 đến 29 tháng 7. Khoảng 2 giờ sáng cho tới trước bình minh, người xem nên hướng về phía chòm Aquarius - tâm điểm của trận mưa sao băng ở bầu trời phía Nam.

Bạn đã sẵn sàng đón mưa sao băng và Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21? ảnh 3

"Mưa sao băng Delta Aquarids có nguồn gốc từ ngôi sao chổi nổi tiếng 1P/Halley. Trên đường đi, sao chổi để lại mảnh vụn, tạo thành những dải thiên thạch dài. Hàng năm khi Trái Đất cắt ngang qua đường đi của sao chổi này, các thiên thạch lao vào khí quyển Trái Đất và cháy sáng" ông Sơn chia sẻ.

Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không mau chuẩn bị cả một "list" những điều ước của mình để nhân sự kiện lần này chúng có thể thành hiện thực nhỉ?

Theo thienvanvietnam.org
MỚI - NÓNG
Chuỗi sự kiện giải trí dành cho sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân sắp quay trở lại
Chuỗi sự kiện giải trí dành cho sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân sắp quay trở lại
HHT - Chuỗi sự kiện giải trí dành riêng cho sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NEU CONCERT sẽ chính thức quay lại vào ngày 1/4 sắp tới. Chương trình hứa hẹn sẽ mở ra một chiều không gian khác nơi sinh viên có thể tạm gác hết những âu lo và hòa mình vào những khoảnh khắc sống trọn với tuổi trẻ.
Tiền Phong Marathon 2023: Nhiều runner đã có mặt Lai Châu, công tác chuẩn bị sẵn sàng
Tiền Phong Marathon 2023: Nhiều runner đã có mặt Lai Châu, công tác chuẩn bị sẵn sàng
HHT - Chỉ còn 2 ngày nữa, giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) sẽ chính thức diễn ra. Ban tổ chức đang gấp rút chuẩn bị mọi công tác cho lễ khai mạc. Nhiều vận động viên cũng đã có mặt tại Lai Châu để luyện tập, làm quen với đường chạy.

Có thể bạn quan tâm

Mùa Hè năm nay sẽ đến sớm, nóng hơn với các mức nhiệt độ chưa từng có tiền lệ

Mùa Hè năm nay sẽ đến sớm, nóng hơn với các mức nhiệt độ chưa từng có tiền lệ

HHT - Mùa Hè năm 2023 được dự báo là sẽ đến sớm hơn ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng năm 2023 sẽ “nóng như thiêu đốt” với những mức nhiệt độ “phá kỷ lục”, gây ra những đợt nắng nóng chưa từng có tiền lệ. Nhưng tại sao lại như vậy?