Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn!

Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn!
HHT - Những lời khuyên này được đưa ra bởi GS Lisa Burns (Ngành truyền thông, ĐH Quinnipiac, Mỹ), trước thực tế nhiều sinh viên sau thời gian dùi mài trên giảng đường nhận ra mình không hề phù hợp với chuyên ngành đã chọn.

Nghĩ xem công việc trong mơ của bạn là gì?

Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! ảnh 1

Đây là điều đầu tiên bạn cần xét tới trước khi quyết định có nên thay đổi chuyên ngành đang theo học hay không. “Khi nói chuyện với những sinh viên có ý định đổi ngành, câu đầu tiên tôi luôn hỏi các bạn rằng “công việc trong mơ của em là gì?”, sau đó chúng tôi cùng thảo luận về việc chương trình học nào sẽ là tốt nhất để dẫn đường tới công việc đó”, giáo sư Burns chia sẻ. Bà cũng nói thêm rằng, những sinh viên đã tốt nghiệp và đạt được nhiều thành công, hạnh phúc nhất chính là những người tìm được niềm đam mê trong công việc của thường ngày của họ. Theo đó, "khi còn là sinh viên, bạn nên cảm thấy thú vị với những tiết học chuyên ngành của mình. Nếu bạn không cảm thấy điều đó, rất có thể bạn đã chọn sai lĩnh vực phù hợp với mình”, giáo sư cho biết.

Nhớ rằng thời gian là tất cả

Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! ảnh 2

Việc đổi chuyên ngành sau một vài kỳ học có thể sẽ phức tạp và cần nhiều thời gian hơn so với việc bạn sớm nhận thức được mình không phù hợp với chuyên ngành đang học và sớm quyết định thay đổi. Song trên thực tế, cả hai trường hợp này đều có thể  giải quyết. Theo Giáo sư Burns, “Những chuyên ngành mà có các lớp học bắt buộc hoặc có những yêu cầu riêng cần sinh viên đáp ứng  thì những quy định đó phải được thông báo cụ thể ngay trong kỳ học đầu tiên, thậm chí là nhắc lại xuyên suốt năm học đó, như vậy các sinh viên mới có thể hiểu rõ và yên tâm theo học đến khi tốt nghiệp được”.

Tự hỏi chính mình

Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! ảnh 3

Tự vấn chính mình cũng là một cách để bạn biết được rằng mình đã chuẩn bị ký càng cũng như sẵn sàng cho một sự thay đổi hay chưa. Trước hết, Giáo sư Burns gợi ý rằng chúng ta hãy thử khám phá về sở thích của bản thân, bằng việc tự hỏi: “Mình yêu thích làm gì? Điều gì sẽ giúp mình theo đuổi sở thích, chuyên môn đó?”. Từ đó, hãy xem xét các khía cạnh như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết mình nên lựa chọn chuyên ngành thế nào cho phù hợp. Ví dụ: "Nếu bạn không học tốt các môn khoa học ở trung học thì những công việc liên quan đến ngành y tế có thể không dành cho bạn, vì những công việc đó đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức vững chắc liên quan đến khoa học tự nhiên,…”  - Giáo sư Burns chia sẻ.

Tiếp theo, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về các khóa học, các quy định, yêu cầu đối với chuyên ngành bạn định theo đuổi. Cuối cùng là xem xet cẩn thận các yêu cầu để tốt nghiệp, tránh trường hợp vì chuyển đổi muộn mà bỏ lỡ một số tín chỉ môn học, không đủ điều kiện để tốt nghiệp với chuyên ngành này.

Tìm hiểu về quá trình

Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! ảnh 4

Nếu bạn đã quyết định và sẵn sàng thay đổi, Giáo sư Burns cho biết quá trình tiếp đó thường sẽ là “một người có trách nhiệm như giảng viên phụ trách của trường hoặc cố vấn học tập sẽ liên lạc và có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chuyên ngành mới mà bạn chọn”. Một số thủ tục về giấy tờ đăng ký cũng như thông báo sẽ được tiến hành để hoàn thiện quá trình chuyển đổi chuyên ngành cho bạn.

Nói chuyện với gia đình bạn

Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! ảnh 5

Mặc dù cuộc sống sinh viên luôn đề cao sự tự lập, song bạn vẫn nên thẳng thắn chia sẻ với gia đình về những cảm nhận, suy nghĩ của mình, nhất là khi chuyện đó liên quan đến đam mê, việc học hành cũng như dự định về công việc tương lai của bạn. “Cha mẹ thường lo lắng khi con cái mình có ý định thay đổi chuyên ngành, bởi họ thấy việc này rất lãng phí thời gian và tiền bạc. Họ thường cũng có xu hướng định hướng con mình đi theo một chuyên ngành nào đó tiềm năng, có thể đem lại một công việc tốt sau này… Tuy nhiên, theo đuổi một chuyên ngành bạn không phù hợp hay hài lòng sẽ là một sự lãng phí lớn về tài năng cũng như thời gian mấy năm liền ở trường đại học của bạn” - Giáo sư Burns giải thích.

Lời khuyên tốt nhất

Bạn đang "ngán ngẩm" vì chọn nhầm ngành? 6 lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn! ảnh 6

Theo Giáo sư Burns, đó chính là để các sinh viên được gặp và trao đổi thẳng thắn về các vấn đề của mình với người quản lý hoặc giảng viên phụ trách. Những người này sẽ tư vấn và hỗ trợ sinh viên trong việc quyết định nên thay đổi chuyên ngành hay không, nếu thay đổi thì cần làm những gì. Giáo sư cũng khuyến khích các sinh viên nên trao đổi chi tiết với các sinh viên khác thuộc chuyên ngành mà học dự định sẽ chuyển sang học. “Bạn càng chần chờ, chờ đợi thì càng khó để theo học và sớm tốt nghiệp theo chuyên ngành mới. Hãy thu thập càng nhiều thông tin càng tốt, đủ để thấy rằng “chiếc xe” mới này sẽ phù hợp với bạn” - Giáo sư Burn chia sẻ.

LINH PHƯƠNG (dịch)

Theo Teenvogue
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?