Bạn đang tìm kiếm liệu trình giảm cân “ngon-bổ-rẻ”, hãy buộc dây giày và bước ra đường chạy!

Bạn đang tìm kiếm liệu trình giảm cân “ngon-bổ-rẻ”, hãy buộc dây giày và bước ra đường chạy!
HHT - Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một liệu trình giảm cân đẹp dáng “ngon-bổ-rẻ” thì đừng nhìn đâu xa. Buộc dây giày và chạy bộ mỗi ngày là lời khuyên “triệu like” từ các chuyên gia “nhan sắc”.

“Định vị” cung đường chạy bộ

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, cứ mỗi một tiếng chạy bộ "nhỏ xíu" cộng lại cũng ảnh hưởng cơ thể mình không kém cạnh ai đâu. Theo nghiên cứu của tạp chí Progress in Cardiovascular thì:

- Việc bạn đỏ mặt khi chạy bộ chính là bằng chứng của việc tăng tế bào hồng cầu đến da, từ đó tăng lưu thông máu và trẻ hoá làn da. Theo Lifehack, 30 phút chạy bộ tương đương một liệu trình chăm sóc da đấy!

- Theo nghiên cứu của Viện Tâm thần học Mỹ, chạy bộ sẽ làm não bộ “vui vẻ” hơn, tăng cường bộ nhớ và giảm căng thẳng. Vì thế, một giờ chạy bộ có khả năng kéo dài cuộc sống bạn đến bảy giờ. Chỉ cần chạy bốn giờ mỗi tuần, bạn sẽ có thêm hơn một ngày để sống.

Nghe tới đây bạn đã muốn mang giày vào và chạy chưa?

Bạn đang tìm kiếm liệu trình giảm cân “ngon-bổ-rẻ”, hãy buộc dây giày và bước ra đường chạy! ảnh 1

“Vẽ bản đồ” cho những “vận động viên” lệch hướng

Lợi ích của chạy bộ nghe hấp dẫn là thế nhưng nếu không cẩn thận, “vận động viên” tụi mình sẽ “lạc đường” như chơi. Chạy bộ sai “công thức” thì hậu quả là người ta ở “đường đua nhan sắc”, còn mình thì mãi hì hục bên “lề đường” vừa tốn công lại mất sức. 

Sai lầm 1: Chạy bộ là giảm cân, nhưng vì sao chạy quanh năm suốt tháng mà chẳng thấy “mi nhon” hay cơ thể săn chắc?

Bản đồ định vị: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu bạn chạy bộ mỗi ngày mà vẫn chưa “tiến triển” thì ắt hẳn vì tụi mình chưa chạm đến “vùng đốt mỡ”, khiến chạy bộ thành “đi dạo” chứ chẳng phải thể thao!

Trở lại đường đua: Để đến được “vùng đốt mỡ”, hãy sử dụng công thức sau đây:

- Nhịp tim thấp nhất để đốt mỡ: (220 - số tuổi)×0.6

- Nhịp tim cao nhất để đốt mỡ: (220- số tuổi)×0.7

Bạn đang tìm kiếm liệu trình giảm cân “ngon-bổ-rẻ”, hãy buộc dây giày và bước ra đường chạy! ảnh 2

Ví dụ tụi mình 16 tuổi thì nhịp tim thấp nhất đốt mỡ là 122.4 và cao nhất là 142.8. Vì thế nếu nhịp tim bạn khi chạy thấp hơn 122, cơ thể vẫn chưa được "làm nóng" đủ để "đốt mỡ". Và ngược lại, nếu vận động quá nhiều khiến nhịp tim vượt quá 143 hoặc quá 142, bạn dễ bị mất sức khi chạy, thậm chí là căng cơ và gây ra những tổn thương.

Sai lầm 2: Chạy bộ bình thường hay chạy bằng máy cũng như nhau cả thôi. Chỉ cần chạy là được chứ gì!

Bản đồ định vị: Úi giời, sai rồi đó nha. Chạy bộ bằng máy cũng đòi hỏi 1.001 kĩ thuật. Mà nếu không cẩn thận sẽ "sa lầy" hàng tá lỗi kĩ thuật gây chấn thương đến bản thân thậm chí là "banh chành" luôn cả máy chạy đấy.

Trở lại đường đua: Khác với chạy bộ thông thường, tụi mình khi sử dụng máy chạy bộ cần lưu ý kĩ các thông số của máy, tránh trường hợp máy chạy với “tốc độ ánh sáng” mà mình thì vẫn “lẹt đẹt” ở sau. Nhẹ thì chỉ kiệt sức chứ “xui xui” thì té “sấp mặt” thì ôi thôi cực đau luôn đấy nha. Bên cạnh đó, mặc dù là máy tập chạy trong nhà, tụi mình vẫn phải mặc quần áo, giày “đúng chuẩn” thể thao chứ không được qua loa đâu đó!

Bạn đang tìm kiếm liệu trình giảm cân “ngon-bổ-rẻ”, hãy buộc dây giày và bước ra đường chạy! ảnh 3

Sai lầm 3: Chạy bộ là môn thể thao mau chán ngán nhất quả đất! Chạy một tuần thôi đã muốn “bỏ cuộc” rồi!

Bản đồ định vị: So với đi tập ở các phòng gym thì chạy bộ chỉ có mình ta đối diện với ta. Không thấy được sự tập luyện của mọi người để "đẩy" động lực tập luyện, vì vậy dễ sinh ra thỏa mãn và thậm chí chán nản là chuyện quá hiển nhiên.

Trở lại đường đua: Để lấy lại cảm hứng cho việc chạy bộ, có 1001 thứ bạn có thể làm. Trong đó, được đề cử nhiều nhất bởi các chuyên gia là hãy thử thay đổi không gian. Ví dụ như bạn đang tập bằng máy chạy bộ tại nhà hãy chuyển sang công viên, nếu bạn tập ở công viên hãy đổi một địa điểm mới để tăng hứng thú. Đặt mục tiêu quãng đường chạy mỗi ngày bằng các ứng dụng S Health, RunKeeper, MapMyRun sẽ giúp tăng cảm hứng "chinh phục" vùn vụt đó chứ.

Thêm vào đó, nếu bạn là "người của cộng đồng" thích đông vui thì đăng kí ngay cho mình một vé đến các hoạt động chạy bộ tập thể thôi. Ngoài ra, kết hợp chạy bộ luân phiên với các môn thể thao khác cũng "giảm chán" tuyệt vời luôn đấy!

Bạn đang tìm kiếm liệu trình giảm cân “ngon-bổ-rẻ”, hãy buộc dây giày và bước ra đường chạy! ảnh 4

Bạn đã sẵn sàng cho đường chạy 5 sao?

1. “Làm nóng”: Đây là quá trình “siêu cấp” quan trọng giúp cơ thể qua với việc chuyển động trên mặt phẳng. Hãy dành từ 5 đến 10 phút để thực hiện các động tác chạy nâng cao đùi, giãn cơ đùi, xoay gối và đi bộ nhanh với vận tốc 4km/h để thúc đẩy máu lưu thông, hạn chế nguy cơ chấn thương đến mức thấp nhất nhé!

2. “Lên đường”: Sau khi đã sẵn sàng, hãy bắt đầu từ việc đi bộ với tốc độ vừa và tăng dần khi cơ thể thích ứng. Hạn chế tuyệt đối nhìn xuống (gây hoa mắt), gồng người (căng cơ và làm thay đổi nhịp thở), giữ tay ngang ngực (làm tay và bắp vai kiệt sức), chạm đất bằng mũi bàn chân và các ngón chân (lãng phí năng lượng, dẫn đến tổn thương dây chằng). Ngoài ra, khi thấm mệt, hãy giảm tốc độ sang đi bộ nhanh thay vì dừng hẳn vì sẽ ảnh hưởng đến tim đấy nha!

3. Kết thúc: Nhiều người cho rằng chạy xong là hết nhưng vậy là sai lè rồi nha. Sau khi chạy xong, tuyệt đối là đừng “buông thả” ngồi phịch xuống vì sẽ gây loạn nhịp tim đấy. Ngoài ra, việc không ăn gì hay “né” protein sau khi chạy bộ là “sai quá sai”. Bạn cần “nạp” cả protein lẫn carbohydrates để sửa chữa các mô cơ và tăng năng lượng. Theo tờ Health, 20g là con số lí tưởng mà bạn có thể tìm thấy được ở các loại sữa chua, sandwich với các loại thịt nạc, trứng, hoặc pho mát ít béo.

Cuối cùng, đừng quên “lịch tiếp nước” vô cùng quan trọng bao gồm 0,5 lít trước khi chạy 30 phút, 200 - 300ml nước cho mỗi 15 - 20 phút khi chạy để bổ sung lượng nước thất thoát qua mồ hôi nhé!

GAO MI NHON

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm