Bàn đầu tiên trong trận Việt Nam - Myanmar được coi là bàn phản lưới nhà có hợp lý không?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong trận đấu cuối cùng của ĐT Việt Nam ở vòng bảng, khán giả xem truyền hình có thể đã nghĩ là bàn thắng đầu tiên của chúng ta do Tuấn Hải ghi. Nhưng hóa ra trên các bảng thống kê lại ghi đó là bàn phản lưới nhà của cầu thủ Kyaw Zin Lwin (Myanmar). Tại sao đó được coi là bàn phản lưới nhà mà không phải là bóng đổi hướng sau khi rời chân cầu thủ Việt Nam?

Ngay ở phút thứ 8 của trận Việt Nam - Myanmar tại vòng bảng AFF Cup 2022, ĐT Việt Nam đã có bàn thắng. Ban đầu, khán giả nghĩ bàn đó là do Tuấn Hải, nhưng rồi bàn thắng lại được ghi là bàn phản lưới nhà của Kyaw Zin Lwin. Theo các trang thể thao lớn thì Văn Quyết đã chuyền vào, rồi có vẻ như Kyaw là người chạm bóng cuối cùng trước khi bóng vào lưới Myanmar.

Vậy bàn thắng đó nên được coi thế nào?

Theo trang Football Handbook, sẽ có trường hợp bóng từ một cú sút bị đổi hướng do hậu vệ đối phương, rồi bóng vào lưới. Ngay cả như vậy, cũng có khi bàn thắng được coi là phản lưới nhà. Nhưng cũng có khi bàn thắng đó lại được ghi cho cầu thủ sút bóng và nó được coi là “cú sút bị làm chệch hướng”.

Vậy sự khác biệt là thế nào?

Bàn đầu tiên trong trận Việt Nam - Myanmar được coi là bàn phản lưới nhà có hợp lý không? ảnh 1

Tình huống khán giả nghĩ là Tuấn Hải ghi bàn. Ảnh: YouTube.

Nếu cú sút ban đầu đã là trúng mục tiêu, nhưng bóng chạm vào một cầu thủ đối phương và vào lưới, bàn thắng có thể được ghi cho cầu thủ sút bóng. Còn nếu cú sút ban đầu là không trúng mục tiêu, mà có sự can thiệp cố ý bởi một cầu thủ đối phương (cầu thủ đang phòng ngự) rồi dẫn tới việc bóng vào lưới, bàn thắng đó được coi là bàn phản lưới (của cầu thủ can thiệp).

Nhưng cũng không có quy định chính thức nào để phân biệt một bàn phản lưới với một cú sút chệch hướng. Đôi khi sẽ có một ban được phân công đưa ra quyết định là bàn thắng được ghi cho cầu thủ nào, nhưng không phải giải đấu nào cũng có một ban thế này.

Bàn đầu tiên trong trận Việt Nam - Myanmar được coi là bàn phản lưới nhà có hợp lý không? ảnh 2

Các cầu thủ Việt Nam ăn mừng bàn thắng. Ảnh: YouTube.

Về cơ bản thì trong đa số các trường hợp, bàn thắng sẽ được ghi cho cầu thủ nào chạm bóng cuối cùng. Việc này sẽ khó khăn hơn khi đó là một cú sút chệch hướng (vì cầu thủ phòng ngự của đội đối phương không cố ý chạm vào bóng). Chẳng hạn, một cầu thủ cố sút thẳng về khung thành và đó là cú sút trúng mục tiêu, nếu thủ môn không thể cản phá thì bóng có thể sẽ vào lưới. Nhưng trên đường bay của trái bóng, nó có thể va/ chạm vào một cầu thủ đối phương và đổi hướng, vì vậy thủ môn không phản ứng kịp và một bàn thắng được ghi. Như thế thì bàn thắng có thể vẫn được ghi cho cầu thủ thực hiện cú sút.

Bàn đầu tiên trong trận Việt Nam - Myanmar được coi là bàn phản lưới nhà có hợp lý không? ảnh 3

Văn Quyết không sút mà chỉ chuyền. Ảnh: YouTube.

Như vậy, trong trường hợp của ĐT Việt Nam, Văn Quyết rõ ràng chỉ chuyền nên không thể coi đó là một cú sút trúng mục tiêu. Với sức ép là Tuấn Hải ở ngay trước khung thành, Kyaw của Myanmar đã cố cản phá và hẳn anh là người chạm bóng cuối cùng, còn Tuấn Hải có lẽ chưa sút trúng bóng. Vì vậy, bàn này được ghi là bàn phản lưới nhà của Kyaw là hợp lý.

Bàn đầu tiên trong trận Việt Nam - Myanmar được coi là bàn phản lưới nhà có hợp lý không? ảnh 7
MỚI - NÓNG
Hàng ngàn bạn trẻ TP.HCM tham gia hiến máu tại Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024
Hàng ngàn bạn trẻ TP.HCM tham gia hiến máu tại Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024
HHT - Ngày 3/12, tại Trường ĐH Văn Hiến diễn ra Chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024. Bên cạnh sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Chủ nhật Đỏ lần XVI năm 2024 còn có sự tham gia của Hoa hậu Việt Nam 2022 Huỳnh Thị Thanh Thủy, Á hậu 1 Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 Bùi Khánh Linh, ca sĩ Ngô Lan Hương, Á hậu Hoàng Oanh. Đặc biệt, ngày hội quy tụ gần 3.000 lượt người tham gia hiến máu là cán bộ, giảng viên, sinh viên, người lao động ở các doanh nghiệp khác nhau trên địa bàn thành phố.

Có thể bạn quan tâm

2 tai nạn ô tô và xe máy xảy ra chỉ trong 15 giây, mỗi người một ý về việc ai có lỗi

2 tai nạn ô tô và xe máy xảy ra chỉ trong 15 giây, mỗi người một ý về việc ai có lỗi

HHT - Một vụ tai nạn xảy ra rồi dẫn đến một vụ tai nạn nữa - chỉ trong vòng 15 giây. Đoạn video ghi lại vụ việc này sau khi được đăng lên mạng xã hội thì khiến cư dân mạng tranh cãi lớn về việc ai mới là người có lỗi. Nhưng điều quan trọng nhất có lẽ là lời nhắc rằng sự cẩn thận khi tham gia giao thông là không bao giờ thừa.
Cô gái đang truyền dịch vẫn ra chợ đêm ăn vặt, còn có người bạn cầm chai dịch đi cùng

Cô gái đang truyền dịch vẫn ra chợ đêm ăn vặt, còn có người bạn cầm chai dịch đi cùng

HHT - Một cô gái cầm chai truyền dịch vẫn đang đính vào tay một người bạn, kiên nhẫn đi theo bạn khắp chợ đêm cho bạn thưởng thức các món ăn vặt. Cư dân mạng ngưỡng mộ cả tình yêu của cô gái đang truyền dịch dành cho đồ ăn vặt lẫn tình bạn của cô gái giúp cầm chai truyền dịch kia.