Bạn đọc sáng tác: Cây củ tảo tuổi thơ tô màu xanh tuổi trẻ, êm đềm dẫn tôi tới tương lai

HHT - Cây gậy của ngoại rớt, mắt kém, ngoại thường vịn vào hàng củ tảo để tìm. Tôi ngồi nghe tiếng ngoại A Di Đà Phật, nghe buổi chiều rắc lắc giọt mưa, và ngày xưa in mọt trên mùi củ tảo mà vĩnh viễn không bao giờ ngát hương lại.  

Nhà tôi có một cây củ tảo, lá xanh trưa rì rào, những trưa lao xao người xin hái làm thuốc đếm không xuể. Lá củ tảo vì vậy mà mọc ra nhiều lá hơn? Khoảng sân trước hiên nhà vì vậy mà đông đúc hơn? Tôi thường ngồi thu lu trước hàng củ tảo, mùi củ tảo chẳng thơm gì, nhưng chẳng biết sao tôi thích loài cây này quá thể.

Bạn đọc sáng tác: Cây củ tảo tuổi thơ tô màu xanh tuổi trẻ, êm đềm dẫn tôi tới tương lai ảnh 1 Nhà tôi có một cây củ tảo, lá xanh rì rào... (Ảnh minh họa: Phim "Only Yesterday")

Trưa, ba mẹ tôi đi vắng, bà tới xin mượn cái ghế bắc lên hái củ tảo. Tôi ngồi kế bên, lật từng trang sách đọc, bà hỏi, con học lớp mấy rồi, tôi cười, dạ con nghỉ học rồi, bà lại hỏi sao con không đi chơi mà ở nhà có một mình vậy, tôi chỉ biết gượng cười. Bà hỏi xin miếng nước, rồi hỏi tôi hàng tá câu chuyện khác. Đó là lần, tôi cảm giác như tôi có một người bà. Bà tôi mất sớm từ khi tôi còn rất nhỏ, nên trong những cuốn sách, tôi rất ít khi cảm nhận được vẻ đẹp của một người bà. Tôi cười luyến tiếc và tiễn bà ra về, và không biết, từ khi nào tôi hay nhìn rõ mặt những người đến xin lá củ tảo, để thầm mong, sẽ lại được nhìn thấy bà chăng?

Bạn đọc sáng tác: Cây củ tảo tuổi thơ tô màu xanh tuổi trẻ, êm đềm dẫn tôi tới tương lai ảnh 2 Biết bao người đã ghé qua nhà tôi dừng chân bên cây củ tảo. (Ảnh minh họa: Phim "Only Yesterday")

Lũ trẻ thường văng vẳng trước hàng củ tảo nhà tôi, bằng quan sát, tôi lén nhìn chúng chơi trò tạt lon, chơi nhảy dây. Giữa những trưa trời nắng gắt, hay những xế trời mù, chúng thường cười hét tự do, đến nỗi tôi quên mất một vài từ ngữ đã từng có trong kí ức, từng quen thuộc, phóng khoáng với cái miệng lau láu, mặc cho người lớn đi qua vẫn hãnh tiến, như thể đó là một thế giới riêng biệt, được chia cắt trong những trò chơi ngây ngô. Qua hàng củ tảo, tôi lén cười, nghe mát rượi buổi trưa.

Hồi ông ngoại tôi còn sống, ngoại hay lấy ghế ngồi trước hàng củ tảo. Mỗi độ chiều trời âm u nổi sấm, ngoại tôi hay chắp tay niệm phật, khi cây gậy của ngoại rớt, mắt kém, ngoại thường vờ vịn vào hàng củ tảo để tìm. Tôi ngồi nghe tiếng ngoại A di đà phật, nghe buổi chiều rắc lắc giọt mưa, và ngày xưa in mọt trên mùi củ tảo mà vĩnh viễn không bao giờ ngát hương lại.

Bạn đọc sáng tác: Cây củ tảo tuổi thơ tô màu xanh tuổi trẻ, êm đềm dẫn tôi tới tương lai ảnh 3 Những ký ức ngày ấy vẫn cứ xanh rì rào. (Ảnh minh họa: Phim "Only Yesterday")

Một lần, có một ông tới nhà tôi, ông nói ông cần rất nhiều lá củ tảo, nên muốn xin thật nhiều về, ba tôi cười, ông cứ lấy thoải mái, cây này mọc hoang mà, nếu cần thì bứng nguyên cây về nhà trồng luôn. Nhưng thật may đó chỉ là ý định, cả hai không ai có ý biểu quyết hơn, và suy nghĩ chỉ vừa lóe rồi vụt mất.

Hàng củ tảo vẫn cho bóng mát những trưa Hè, lá vẫn ru, người vẫn thu lu, lặng im, nghe muôn vàn thứ tiếng khoắng đều và từ từ, trong mùi hăng hăng xanh ngắt khi đưa lên mũi ngửi, tôi nghe thênh thang những chiều ngoảnh lại, xa ngái chân trời.

Bạn đọc sáng tác: Cây củ tảo tuổi thơ tô màu xanh tuổi trẻ, êm đềm dẫn tôi tới tương lai ảnh 4 Trong mùi hương hăng hắc xanh của hàng củ tảo, tôi nghe thênh thang những buổi chiều ấu thơ ngoảnh lại. (Ảnh minh họa: Phim "Only Yesterday")
Bạn có tin nhắn: Nếu yêu thích và muốn viết một câu chuyện nhưng chưa đủ lực để viết nó thành truyện ngắn, hãy thử sức ở truyện mini với độ dài dưới 1000 từ. Hãy gửi các sáng tác của bạn đến truyennganh2t@gmail.com. Các sáng tác hay sẽ được chọn đăng trên Hoa Học Trò Online.
Bạn đọc sáng tác: Cây củ tảo tuổi thơ tô màu xanh tuổi trẻ, êm đềm dẫn tôi tới tương lai ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.