Bạn đọc sáng tác: Đi tìm đáp án cho đề thi số 16, hay đáp án của trái tim?

HHT - Tôi từ chối những cuộc đối thoại bằng giấy nhớ, bỏ qua những câu viết vẫn đều đặn xuất hiện ở góc dưới tờ đề. Buổi chữa đề cuối cùng, nhận tờ giấy từ Đông, tôi thấy dòng chữ: “Khoảng cách tệ nhất giữa hai người là hiểu lầm”.

Tôi và Đông học khác lớp, một chuyên Văn, một chuyên Lý. Nếu không phải vì cùng thi học sinh giỏi tiếng Anh có lẽ cũng chẳng bao giờ biết nhau. Tôi bắt đầu để ý Đông từ lần cậu nhắc bài cho tôi vào buổi học thứ năm ở lớp ôn thi đội tuyển. Số là tối hôm trước tôi quá đau đầu, không còn chút sức lực nào mà ôn bài cả, đúng sáng hôm sau lại bị gọi lên trả bài.

“Mời bạn Hạ giúp cô nào, get to the same point as somebody else tương ứng với cụm động từ nào?”

“Dạ thưa cô, là catch…”

Tôi nhớ là có một từ gì đó đi với “catch”, đang loay hoay cố rà lại trí nhớ thì tôi thấy người ngồi phía trước vòng tay ra sau lưng, dán lên lưng một mảnh giấy nhớ màu vàng, bên trên có chữ “catch up”.

“Dạ, là catch up thưa cô!”

Bạn đọc sáng tác: Đi tìm đáp án cho đề thi số 16, hay đáp án của trái tim? ảnh 1 Hôm trước tôi đau đầu nên quên ôn bài, ai dè hôm sau lại bị kiểm tra. Và Đông, cậu bạn lớp chuyên Lý, đã trở thành "cứu viện" của tôi. (Ảnh minh họa: Phim Gửi thời đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta)

Tôi đáp to, dõng dạc như hô điều lệnh, đễn nôi cô cũng hơi giật mình. Khẽ nén tiếng thở phào xuống lồng ngực, tôi tiếp tục giữ khuôn mặt tươi tỉnh, đợi cô viết câu hỏi tiếp theo. Đồng thời tôi lấy cán bút bi, khẽ chọt chọt nhẹ vào lưng cậu bạn “cứu hộ” vừa nãy, tỏ ý cần giúp đỡ tiếp.

Cô hỏi tôi thêm hai từ nữa thì cho tôi ngồi xuống, kèm theo một lời khen về sự “chăm chỉ ôn bài”. Dĩ nhiên lòng tôi có hơi thẹn, nhưng kệ, ai mà chẳng có lúc… Huống chi tôi vì đau đầu, vạn bất đắc dĩ mới quên ôn bài như vậy.

Đang tính lát ra chơi sẽ cảm ơn cậu bạn “cứu hộ”, tôi lại thấy một mảnh giấy khác: “Cứu hộ thành công, trả công đi nhé!”, kèm theo một dấu icon nháy mắt ở sau dấu chấm than.

Tôi mỉm cười vì sự quá dỗi dễ thương ấy, nhanh tay dán lại một mẩu giấy lên lưng cậu.

Cảm ơn nhiều nhiều, cứu hộ viên! Cậu tên gì?

Winter - từ này chắc không cần phải nhắc bài chứ?

Cảm ơn Đông, I am Summer. Cần tớ giúp gì cứ nói nha!” (Summer = Hạ)

Bạn đọc sáng tác: Đi tìm đáp án cho đề thi số 16, hay đáp án của trái tim? ảnh 2  "Cứu hộ viên" và tôi thường trao đổi bài tập, những bản nhạc, những cuốn sách, và những tờ giấy ghi chú màu vàng. (Ảnh minh họa: Phim Gửi thời đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta)

Hôm sau, tôi mang tới cho Đông một quyển sách, coi như “trả công”. Sau đó tôi và Đông trò chuyện nhiều hơn. Đúng hơn là cả lớp đã dần thân nhau. Ngoài việc giảng bài, ôn bài, chúng tôi hay thảo luận về các tựa sách, tựa nhạc yêu thích, về các địa danh khắp năm châu. Còn tôi và Đông, ngoài đối thoại bằng giấy nhớ, chúng tôi còn có thói quen viết một thứ gì đó ở lề bên dưới, mỗi khi tráo đề chữa bài. Có lúc là tên một bài hát, có lúc là tên một cuốn sách.

Thời gian trôi thật mau, cũng tới lúc lọc người tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đông được đi tiếp, tôi thì không. Đông động viên tôi liên tục, nói rằng nhất định mang quà về. Ngẫm nghĩ một chút, tôi muốn tặng Đông vật may mắn nào đó. Tôi đi kiếm một chiếc vòng tràng hạt, loại hay có ở mấy ngôi chùa, định bụng để tặng Đông vào buổi họp mặt của mấy cô trò. Nhưng ngay giây phút gặp nhau, tôi phát hiện ra trên tay Đông cũng đang đeo một chiếc vòng tương tự. Mọi ý định tiêu tan. Ý nghĩ “có lẽ một ai đó” đã tặng cậu ấy chiếc vòng trước nuốt chửng lấy tôi.

Sau kỳ thi, Đông trở về với chiếc huy chương bạc. Đủ cho một sự ăn mừng nho nhỏ. Nhưng tôi chẳng có tâm trí hào hứng nào nữa. Tôi tự cho phép bản thân từ chối những cuộc đối thoại bằng giấy nhớ, bỏ qua những câu viết vẫn đều đặn xuất hiện ở góc dưới tờ đề. Tôi không biết phải làm sao. Và tôi quyết định ngừng học đội tuyển. Tôi lấy lý do là tôi muốn tập trung cho ôn thi đại học, tôi tự thấy sức mình không đủ nếu phải theo tới tận lớp 12.

Buổi chữa đề cuối cùng, tôi tráo đề với Đông, nhận tờ giấy từ Đông, tôi liếc ngay thấy dòng chữ ở lề bên dưới.

“The worst distance between two people is misunderstanding.” - Neetesh Dixit (Law of Attracion)

“Khoảng cách tệ nhất giữa hai người là hiểu lầm”, tôi nhẩm đọc dòng chữ viết rất rõ ràng ấy. Đó là đề thi số 16.

Bạn đọc sáng tác: Đi tìm đáp án cho đề thi số 16, hay đáp án của trái tim? ảnh 3 Trên tờ đề thi số 16, cậu ấy để lại một tờ giấy nhắn, trên ấy viết rằng "Khoảng cách tệ nhất giữa hai người là hiểu lầm". (Ảnh minh họa: Phim Gửi thời đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta)

“Ủa, sao chị đứng ngây ra thế, xấp đề này là cho em hết phải không?”

Tiếng thằng nhóc em làm tôi giật mình. Trở về với thực tại, tờ đề cũ đang nằm trên tay. Vết mực đỏ, vết bút nhớ vàng đã ngả màu vì bụi.

Tôi mau lẹ rút tờ đề số 16 về, đẩy tập đề còn lại đã soạn sẵn cho nhóc em.

“Đây, cầm hết về phòng đi. Toàn tâm huyết của chị mày đó!”

Thằng nhóc hí hửng đón lấy xấp đề từ tay tôi, miệng nhanh nhảu.

“Hì, cảm ơn chị thân iu. Mà sao tờ kia giữ lại đó, có “dấu vết” thư tình à?!?”

Tôi giơ tay dứ thằng nhỏ vài cái. Nó co giò chạy nhưng vẫn cố ngoái đầu lại, nhe đều mười cái răng.

Chỉ còn vài tháng nữa, chúng tôi sẽ bước vào kỳ thi đại học. Cầm trên tay tờ đề số 16, tôi nhẩm đọc lại dòng chữ đã mờ đi của Đông. Nhìn sang thời khóa biểu, tôi hiểu rằng chúng tôi không còn nhiều thời gian nữa. Phải rồi, tôi không thể để tuổi 16 của mình sau này nhìn lại sẽ là một dấu hỏi đầy hối hận được. Tôi phải làm gì đó, phải đi tìm câu trả lời chính xác cho “đề thi số 16” của mình!

Bạn đọc sáng tác: Đi tìm đáp án cho đề thi số 16, hay đáp án của trái tim? ảnh 4 Tuổi 16 đã sắp trôi qua, tôi phải đi tìm cho mình đáp án của đề thi số 16, hay chúng là đáp án cho trái tim tôi? (Ảnh minh họa: Gửi thời đẹp đẽ đơn thuần của chúng ta)

Bạn có tin nhắn: Nếu yêu thích và muốn viết một câu chuyện nhưng chưa đủ lực để viết nó thành truyện ngắn, hãy thử sức ở truyện mini với độ dài dưới 1000 từ. Hãy gửi các sáng tác của bạn đến truyennganh2t@gmail.com. Các sáng tác hay sẽ được chọn đăng trên Hoa Học Trò Online và những truyện mini xuất sắc nhất sẽ được chọn đăng trên ấn phẩm Trà Sữa Cho Tâm Hồn phát hành mỗi tháng một số.

Bạn đọc sáng tác: Đi tìm đáp án cho đề thi số 16, hay đáp án của trái tim? ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

Đọc “Kì Công Diệu Nghệ”, tự hào trước những sáng tạo cực xịn của người Việt xưa

HHT - Trong "Kì Công Diệu Nghệ", hai tác giả Đông Nguyễn và hoạ sĩ Kaovjets Ngujens giới thiệu 30 kĩ thuật và công nghệ nổi trội, cả du nhập lẫn tự sáng tạo, được ông cha ta ứng dụng vào đời sống trước thế kỉ XX. Trong đó, nổi bật nhất là các phát kiến quân sự và hàng hải - khiến người đọc tự hào trước những sáng tạo đáng điểm 10 của người Việt xưa.
Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

Cuốn Sách Hoang Dã: Hiện tượng xuất bản thế giới ra mắt độc giả Việt Nam

HHT - Kỳ nghỉ hè ngỡ như buồn tẻ và cô độc của Juan trở nên ngày một ly kỳ, thú vị, lôi cuốn hơn khi cậu bé nhận thấy những cuốn sách ở nhà bác không hề bình thường: Chúng lén lút tự di chuyển khi không ai để ý, chúng thay đổi và ăn trộm nội dung của nhau, chúng chỉ xuất hiện nếu muốn được đọc. Dường như chính những cuốn sách mới là chủ của thư viện.
"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

"Đất rừng phương Nam" đẹp dung dị dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi

HHT - Những trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi dẫn dắt người đọc vào những cuộc phiêu lưu, đến với những cánh rừng đước, đầm lầy, con nước Cửu Long, lắng nghe tiếng gọi hoang dã của muông thú, và đắm mình vào đời sống của những người dân Nam Bộ - những con người dung dị và đáng mến, nhưng cũng rất anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

Nằm nghe tuổi thơ lớn lên qua hai tập truyện mới của nhà báo Phạm Công Luận

HHT - Là cây bút quen thuộc với dòng sách kể chuyện về Sài Gòn xưa cũ mà hiện đại, nhà văn - nhà báo Phạm Công Luận trở lại với văn học thiếu nhi bằng hai quyển sách "Xóm thiên đường" và "Trang trại cuối rừng". Đây là hai tập truyện mở ra cánh cửa mời bạn đọc bước vào thế giới tuổi thơ ngộ nghĩnh, sống động và giàu tình yêu thương.
Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

Bộ truyện tranh kể những chuyện ít biết về thế hệ người Việt “mắc kẹt” nơi xứ người

HHT - Hai tập truyện tranh mới ra mắt trong bộ "Kí ức kiều bào" của hoạ sĩ người Pháp Clément Baloup đã hé lộ phần nào về đời sống xa xứ của các lính thợ, các chân đăng trong giai đoạn Thế chiến II. Bộ truyện tranh đã mở ra một phần lịch sử, qua kí ức của chính những người trong cuộc.