Bạn muốn thay đổi một thói quen? Hãy tìm cách “thay thế” nó!

Bạn muốn thay đổi một thói quen? Hãy tìm cách “thay thế” nó!
HHT - Bạn được định nghĩa bởi chính những việc mà bạn làm lặp đi lặp lại mỗi ngày.

Có một câu chuyện vui rất ngộ nghĩnh như thế này: Một cô giáo đang giảng cho cả lớp nghe bài học về những thói quen. Cô nói đơn giản cho cả lớp dễ hiểu: "Bất kỳ điều gì mà các em lặp đi lặp lại 20 lần thì sẽ thuộc về các em mãi mãi". Từ phía cuối lớp, có tiếng bạn trai nào đó thì thầm: "Sarah, Sarah, Sarah, Sarah…”.

Tất nhiên, đây chỉ là một cách hiểu ngây thơ. Chứ điều cô giáo thực sự muốn nói đến là: Bất kỳ hành vi nào, nếu bạn thường xuyên lặp đi lặp lại, thì sẽ trở thành một thói quen có thể theo bạn cả cuộc đời.

Học giả người Hà Lan Desiderius Erasmus từng nói: "Một chiếc đinh được ẩn rơi ra bởi một chiếc đinh khác. Thói quen được vượt qua bởi thói quen". Và nếu tôi hiểu đúng ý của ông ấy, thì ông ấy cho rằng, chỉ nói "không" với một thói quen xấu là không đủ. Mà chúng ta còn phải cố thay thế nó bằng một thói quen (tốt) khác. Điều này cũng đã được khoa học chứng minh, rằng bạn sẽ dễ thành công trong việc bỏ một thói quen nếu thay thế nó bằng một thói quen khác. Lặp lại hành vi mới khoảng 20 lần, hoặc hơn, và nó sẽ là của bạn (sẽ trở thành thói quen của bạn).

Hành vi nào lặp đi lặp lại thì đều sẽ thành thói quen.

Nếu bất kỳ hành vi nào, dù tốt hay xấu, được lặp lại thường xuyên, nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. "Vì các thói quen sẽ trở thành sức mạnh, nên bạn hãy khiến chúng hoạt động vì bạn, chứ không phải chống lại bạn" - E. Stanley Jones nói. Hay theo cách khác, hãy đẩy cái đinh mà bạn không mong muốn ra - tức là hành vi mà bạn muốn thay đổi - bằng một "cái đinh" tốt hơn.

Một phụ nữ đã làm như thế sau khi than thở với một người bạn: "Tớ rất ghét đến muộn. Muộn giờ là thói quen xấu gây rắc rối cho tớ suốt nhiều năm nay rồi".

- Cậu có thực sự muốn thay đổi thói quen đó không? - Bạn của cô hỏi. Người phụ nữ đó nói rằng có, và người bạn đáp: "Thôi được. Vậy mỗi lần cậu đi làm muộn hay muộn giờ bất kỳ cuộc hẹn nào, hãy đưa tớ 10 đôla".

Họ nhất trí rằng số tiền đó sẽ được cho hết vào một chiếc lọ và dùng để làm từ thiện.

Muộn giờ là thói quen gây rất nhiều phiền toái cho cả “khổ chủ” và những người khác.

Trong tuần đầu tiên, người phụ nữ có thói quen hay đi muộn đã lập một kế hoạch để đi làm đúng giờ, và cô chỉ phải đưa bạn của mình 10 đôla. Tuần sau đó là 20 đôla. Tuần thứ ba thì cô không phải đưa tiền cho bạn nữa. Cho đến tuần thứ 5, cô đã xây dựng được một thói quen rất mạnh mẽ là chuẩn bị sẵn cho mọi việc, rời khỏi nhà hơi sớm một chút, và đến mọi nơi đều đúng giờ. Hành vi mới của cô đã thay thế cho thói quen muộn giờ trước đây vốn đã bám dính lấy cô quá lâu. Cô đã đẩy được chiếc đinh cũ ra bằng một chiếc đinh mới. Và cô cảm thấy tự do, thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.

Nếu bạn giống như tôi (và như hầu hết mọi người khác), hẳn bạn cũng có một "cái đinh xấu xí" nào đó muốn đẩy ra. Và ngay hôm nay là một ngày rất hợp lý để bạn chọn lấy một "chiếc đinh" mới và sử dụng nó.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.