Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Power Point đang khiến chúng ta học... "ẹ" hơn!

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Power Point đang khiến chúng ta học... "ẹ" hơn!
HHT - Hàng loạt sản phẩm công nghệ đã được hội phụ huynh đưa vào blacklist như game, mạng xã hội… Nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng “nhân vật” nguy hiểm nhất theo nghiên cứu của ĐH Harvard lại chính là… chương trình PowerPoint!

Từ “siêu anh hùng” đến vai phản diện

Quay ngược thời gian về thời điểm một vài năm trước, khi mà cuộc “cách mạng số” chưa diễn ra, so sánh các trò chơi điện tử và phần mềm PowerPoint dường như là “một trời một vực”. PowerPoint “giáng trần” như một “vị thánh cứu rỗi” trong việc thuyết trình, là công cụ học tập số một và còn được tập hợp trên thư viện bài giảng Violet như một cổng thông tin giáo khoa đắc lực cho học sinh. Nhưng so sánh công dụng của PowerPoint với danh sách blacklist của “hội bô lão”, và hậu quả của phần mềm này, bạn sẽ bất ngờ với những kết quả nghiên cứu đấy!

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Power Point đang khiến chúng ta học... "ẹ" hơn! ảnh 1

Theo nghiên cứu của Đại học Rochester (New York, Mỹ), khi cho 500 bạn trẻ học hoàn toàn bằng máy chiếu và hầu như không học bằng máy chiếu xem một bức tranh muông thú thì chỉ 3/4 trong nhóm không máy chiếu chú ý được các loài rắn, chi tiết ẩn ở rìa tranh. Ngược lại, những bạn trẻ ở nhóm máy chiếu thì dường như chỉ tập trung vào con sư tử ở giữa.

Người sử dụng PowerPoint đang quá phụ thuộc vào việc quan sát các thông tin được chiếu trên màn hình. Dẫn chứng rõ nhất là các nhà nghiên cứu tại Mỹ phát hiện ra rằng một phần ba sinh viên đại học tại Mỹ không có cải tiến đáng kể nào trong học lực sau khi theo học bốn năm theo phương pháp hầu hết là dùng trình chiếu tại các trường đại học. Thậm chí, các chuyên gia của Harvard, New York Times, The Guardian liên tục đưa ra các bài phân tích tác hại của một ứng dụng “huyền thoại” như PowerPoint.

Kẻ thù của tư duy phản biện

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Power Point đang khiến chúng ta học... "ẹ" hơn! ảnh 2

Vậy PowerPoint là “hung thủ” và chúng ta chỉ cần “thủ tiêu” là xong chuyện? Thực chất, câu chuyện còn xa hơn cả thế. Với yêu cầu “nhanh-bổ-rẻ”, chúng ta đang dần bó buộc bản thân mình trong nguyên lí PowerPoint hay còn gọi là nguyên lí 5/5/5. Trong đó, người ta quy ước, bất cứ điều gì cũng chỉ nên gói gọn trong 5 chữ cho mỗi 5 dòng của 5 tiêu đề lớn. Theo báo cáo của Harvard, lối suy nghĩ “gói gọn” này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và cách hành xử của sinh viên, học sinh.

Với 5 tiêu đề trong 5 dòng bất kì sự việc nào cũng sẽ được “thu gọn” hoá thành những ý “đinh” ai nhìn vào cũng hiểu. Tuy nhiên, về lâu dài, theo Robert Helfrich - Viện trưởng Viện Phát triển Xã hội học, “lợi thế” này sẽ khiến góc nhìn của con người trở nên cục bộ hơn. Họ không cần theo sát và tổng hợp bài học mà chỉ nhìn vào những gì đã được đưa ra sẵn. Slide không kích thích phát triển tư duy phức tạp. Slide khuyến khích giáo viên trình bày các vấn đề phức tạp bằng các điểm nhấn, các khẩu hiệu, các con số trừu tượng và các bảng biểu được đơn giản hóa với rất ít bằng chứng. Do vậy, chúng không kích thích chúng ta có phân tích sâu về những tình huống phức tạp, không rõ ràng bởi gần như không thể diễn tả một vấn đề nhập nhằng phức tạp trên slide. Điều này khiến học sinh không thực sự hiểu sâu được vấn đề.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Power Point đang khiến chúng ta học... "ẹ" hơn! ảnh 3

Đây cũng là lời giải vì sao mà hầu hết các học sinh sử dụng máy chiếu ở ví dụ trên chỉ chú ý con sư tử ở trung tâm chứ không phải là toàn bộ bức tranh như nhóm học sinh còn lại. Và hậu quả là, chúng ta sẽ dễ dàng bị “mất dấu” hoặc “đuối sức” khi thực hiện hoạt động đòi hỏi nào đó cần sự tập trung chẳng hạn như đọc bài đọc trong môn Tiếng Anh, “mặc định” A là A và Z là Z thay vì tìm cho mình các chi tiết để lí giải hoặc “phản pháo” vấn đề.

Và đó là còn chưa kể đến những trở ngại trong giao tiếp khi chúng ta cố gắng “gói” cuộc trò chuyện của mình ngắn nhất có thể. Có bao giờ bạn trình bày một vấn đề và được yêu cầu giải thích lại chúng hay chưa? Tổng hợp thông tin quá nhiều hay rút gọn thông tin quá ít với Franck Frommer tác giả quyển sách How PowerPoint Makes You Stupid là một vòng lặp nguy hiểm gây ra illusion of understanding (ảo tưởng thấu hiểu) bởi vì một số vấn đề không thể “gói gọn hoá” được. Franck cho rằng nếu mà Steve Jobs dùng cách nói của PowerPoint để bán hàng thì sẽ chẳng có ai “thiết tha” mua iPhone và không thể tưởng tượng được viễn cảnh một luật sư dùng PowerPoint để “biện hộ” thì quan toà và bồi thẩm đoàn sẽ “ngớ” ra đến mức nào.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Power Point đang khiến chúng ta học... "ẹ" hơn! ảnh 4

“Lối thoát hiểm” cho những lỗi sai thế kỷ

PowerPoint được Microsoft giới thiệu từ năm 1987 và đó không phải là di sản sẽ được kế thừa bời Cách mạng Công nghiệp 4.0. Với những người được nuôi dạy và lớn lên qua những bức ảnh di chuyển liên tục, những gì PowerPoint cần là nâng cấp để thích nghi với sự phát triển và chính chúng ta cũng cần cập nhật.

Vì sao PowerPoint từ một ứng dụng học tập “số dzách” lại trở nên gây hại? Phải chăng do sự phụ thuộc và ỷ lại của người dùng? Và nếu chỉ với một ứng dụng “cỏn con” như vậy đã có thể gây ảnh hưởng thì thế hệ trẻ làm sao có thể đứng vững trong một kỉ nguyên số sẽ lớn mạnh hơn nữa thời gian tới?

Có rất nhiều cách để “nâng cấp” bản thân như Microsoft đang làm với PowerPoint, trong đó học lập trình (coding) là “liệu trình” được các chuyên gia đề cử nhiều nhất. Bạn có lẽ sẽ bất ngờ khi biết rằng mình cần học lập trình ngay cả khi ngành học không hề liên quan đến công nghệ. Coding theo Business Insider sẽ giúp phát triển tư duy hoàn thiện, đơn giản vì đó là lĩnh vực “không cảm xúc” và bạn cần tính toán đến mọi trường hợp có thể xảy đến trong tình huống của mình.

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Power Point đang khiến chúng ta học... "ẹ" hơn! ảnh 5

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp mới, hàng loạt các sản phẩm mới sẽ ra đời. PowerPoint cũng sẽ nhường chỗ cho những phần mềm tương lai và xu hướng tương tự có thể lặp lại. Cũng vì thế mà sẽ chẳng có “lối thoát hiểm” nào tốt hơn bạn tự đứng lên “làm chủ” công nghệ trước khi bị công nghệ chiếm lĩnh.

GAO BẠC

MỚI - NÓNG
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
HHT - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên năm 2024, Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đã trao đổi nhiều nội dung về công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú; chế độ, chính sách với người lao động; định hướng chiến lược phát triển cơ quan; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm