Cuối năm 2016, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bristol và Đại học West of England, đã hợp tác và chế tạo thành công Rowbot. Tháng Hai vừa qua, chú robot này đã chính thức ra mắt tại TED Talks, dưới sự dẫn dắt của giáo sư Jonathan Rossiter, thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu.
![]() |
Ô nhiễm nguồn nước là một trong những tác nhân gây bệnh hàng đầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những căn bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra nguy hiểm nhất đối với trẻ em, và dẫn đến khoảng 842000 cái chết do bệnh tiêu chảy mỗi năm. Để giảm thiểu nguy cơ này, Rowbot - có thể được xem như một chiếc máy lọc nước phiên bản tí hon, được dùng để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây ô nghiễm nguồn nước như tràn dầu và thuỷ triều đỏ.
![]() |
Nhóm nghiên cứu đã lấy cảm hứng từ cá nhám phơi nắng và cà cuống để tạo ra Rowbot.
Cá nhám phơi nắng ăn một cách thụ động, chỉ bằng cách vừa bơi vừa há miệng. Khi nước đi qua mang, sinh vật phù du được giữ lại; một con trưởng thành có thể lọc 1.500 mét khối nước mỗi giờ. Nó tiêu hoá thức ăn và chuyển hoá thành năng lượng cung cấp cho cơ thể tiếp tục tiến về phía trước. Đặc tính này được áp dụng làm cơ chế thu gom và xử lí chất bẩn của Rowbot.
Còn cà cuống thì dùng những chân chèo của mình đẩy cơ thể tiến về phía trước. Những chú robot này cũng di chuyển trên mặt nước (row) bằng "chân chèo", nên chúng tôi gọi nó là “Robot chân chèo” (Rowbot).
Kết quả "lai giống" là em Rowbot cũng có 3 bộ phận: Phần đầu, thân và bụng. Phần thân được làm từ nhựa, và nổi trên mặt nước. Hai bên là hai chân chèo để bơi trong nước. Ngoài ra, Rowbot còn có hai cái miệng bằng cao su: Một cái để đưa thức ăn vào, hai cái đóng vai trò như "hậu môn", để đưa nước sạch ra ngoài.
Đầu tiên, cả hai miệng sẽ mở ra đủ lớn, và Rowbot bắt đầu di chuyển. Nó vừa bơi vừa lùa chất bẩn vào miệng và thải nước sạch ra ngoài. Khi đã ăn đủ, Rowbot sẽ dừng và đóng miệng lại. Nó sẽ đứng yên, tiêu hoá thức ăn, và sau đó lại bơi đi kiếm ăn. Quy trình này cứ thế lặp đi lặp lại cho đến hết quãng đời của Rowbot.
Theo giáo sư Jonathan Rossiter, chúng ta có thể dùng thạch dẻo để làm ra "binh đoàn xanh" này, các cơ nhân tạo có tích điện để thay thế cho các động cơ và giấy để tạo ra tế bào nhiên liệu vi khuẩn. Cuối đời, chúng sẽ tự phân huỷ sinh học và không gây ô nhiễm môi trường.
NGOC NGO (Tổng hợp từ TED) - Ảnh: Internet