Kỳ Nhật thực toàn phần của năm 2019 kéo dài từ 23 giờ 55 phút ngày 2/7 đến 4 giờ 50 phút ngày 3/7. Đây là hiện tượng Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất hoàn toàn bởi Mặt Trời, chỉ xảy ra nhiều nhất là hai lần trong cùng một năm. Dù tần suất xảy ra Nhật thực thường xuyên hơn Nguyệt thực, nhưng chúng ta khó có thể quan sát hiện tượng này vì bóng của Mặt Trăng đổ lên Trái Đất chiếm một khoảng rất hẹp, chỉ những người ở trong phạm vi đó mới có thể nhìn thấy.
![Bạn sẽ phải đợi hơn 500 ngày nữa nếu bỏ lỡ lần Nhật thực toàn phần vào tháng Bảy tới! ảnh 1](https://image.tienphong.vn/w645/uploads/2019/06/5d108f906da0e-d.jpg)
Năm nay, hiện tượng tự nhiên hiếm gặp này được quan sát trọn vẹn ở Chile và Argentina trước giờ Mặt Trời mọc. Một số địa phương ở Nam Mỹ (cụ thể là Ecuador, Brazil, Uruguay, và Paraguay) sẽ chứng kiến Nhật thực một phần, nghĩa là hình ảnh trước và sau khi diễn ra Nhật thực toàn phần. Toàn bộ thời gian dành cho quá trình này kéo dài tới vài tiếng, nhưng Nhật thực toàn phần chỉ thực sự xảy ra trong vài phút.
![Bạn sẽ phải đợi hơn 500 ngày nữa nếu bỏ lỡ lần Nhật thực toàn phần vào tháng Bảy tới! ảnh 2](https://image.tienphong.vn/w645/uploads/2019/06/5d108f8f29638-maxresdefault.jpg)
Nếu bỏ lỡ cơ hội vào ngày 2/7 tới, chúng ta sẽ phải đợi đến ngày 4/12/2020 để chứng kiến lần Nhật thực toàn phần tiếp theo.
Đáng tiếc là ở Việt Nam, bạn không thể tận mắt nhìn thấy hiện tượng này, tuy nhiên chúng mình vẫn có thể quan sát trọn vẹn Nhật thực toàn phần thông qua livestream của trang timeanddate.com. Nhưng ngay sau sự kiện ngày 2/7 này, Việt Nam cũng được chứng kiến Nguyệt thực một phần vào lúc 4 giờ 30 phút, ngày 17/7. Với những bạn yêu mến thiên văn học, đây chắc chắn là một cơ hội không thể bỏ lỡ đấy!