Bạn tin không, một số mẫu hình kỳ lạ trên da người là do… bị sét đánh đấy!

Bạn tin không, một số mẫu hình kỳ lạ trên da người là do… bị sét đánh đấy!
HHT - Với những tiến bộ công nghệ hiện đại, thì đôi khi, chúng ta quên đi những điều rất kỳ lạ (và cả sức mạnh) của thiên nhiên!

Từ hồi thế kỷ 18, nhà vật lý học người Đức Georg Lichtenberg đã phát hiện ra một điều lạ thường: Khi bụi trong không khí rơi xuống những chiếc đĩa có điện, thì hình thành những “hình bụi” trông giống những cái cây, rất đẹp.

Những hình này sau đó được đặt tên là “hình Lichtenberg”. Chúng khiến rất nhiều nhà khoa học có hứng thú, vì họ tin rằng đó là bản chất của điện trường.

Ngày nay, chúng ta được biết rằng những “hình Lichtenberg” là các mẫu hình có thể được tạo ra khi có sự phóng điện với điện áp cao hoặc là dọc theo bề mặt, hoặc là qua những vật liệu cách điện.

Mẫu hình Lichtenberg ba chiều.

Nhưng điều thú vị hơn nữa, chính là hiện tượng này có thể xảy ra trên cơ thể một số người bị sét đánh!

Chúng ta đều biết rằng bị sét đánh là cực kỳ nguy hiểm. Nhưng, khi sét đánh trúng một số người, thì họ chỉ có những “hình Lichtenberg” trên da mà thôi. Ví dụ, Tạp chí Y học New England (Mỹ) từng miêu tả một người đàn ông bị sét đánh. Ban đầu, ông hơi choáng. Sau đó, ông được đưa đi cấp cứu, nhưng khi đến bệnh viện thì ông hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. Chỉ có điều, trên tay, chân và lưng của ông xuất hiện những mẫu hình như lá cây dương xỉ, và không đau. Hai ngày sau, những hình này biến mất.

Các nhà khoa học cho rằng, những mẫu hình đẹp kỳ lạ trên da này có lẽ do các mao mạch dưới da bị đứt vỡ, dưới tác động của dòng điện. Đôi khi, chúng được gọi là “những bông hoa sét”.

Một “hình xăm hoa sét” trên da người bị sét đánh.

Một người khác, tên là Winston Kemp, thì từng bị sét đánh trong khi đang cố cứu số bí ngô mình trồng, cho khỏi bị bão làm hỏng. Ông vốn là một… thợ điện, và ông không hề để ý việc mình bị sét đánh, cho đến khi những mẫu hình kỳ lạ như cây leo bắt đầu xuất hiện trên da ông - khoảng một tiếng sau đó, khi ông đã ở trong nhà. Lúc ấy, cánh tay ông bắt đầu cảm thấy đau và có những vết rộp da. Mẫu hình “dây leo” nhạt dần đi, và biến mất sau hơn một tháng.

Những “bông hoa sét” này trông thường giống những hình xăm lạ mắt trên da, tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng, chúng cũng cực kỳ hiếm khi xảy ra, chứ hầu hết mọi người bị sét đánh thì chỉ có nguy hiểm đến tính mạng mà thôi. Vì vậy, đừng ai dại gì mà chạy ra ngoài trời lúc mưa bão với hy vọng có được những “hình xăm hoa sét” này nhé!

Theo IFL SCIENCE
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?