Bán vàng để đầu tư vào trò chơi trên mạng rồi đến công an báo bị cướp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đầu tư vào tài khoản trên mạng với trò chơi “Rùa Vàng” và bị thua lỗ nên cô gái 22 tuổi ở Tiền Giang bán 13 chỉ vàng để nạp tiền vào game rồi sau đó đến công an báo tin giả bị cướp.

Ngày 25/2, Công an huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đang lập hồ sơ xử lý Nguyễn Thị Ngọc (22 tuổi, ngụ xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) về hành vi báo tin giả.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 24/2, Ngọc đến Công an xã Phước Lập trình báo khi điều khiển xe máy đến địa bàn xã Phước Lập, huyện Tân Phước thì bị hai thanh niên đi xe máy chặn xe, dùng dao uy hiếp, cướp 23 chiếc vòng đeo tay (loại vàng 18k), trọng lượng là 13 chỉ vàng rồi sau đó tẩu thoát.

Bán vàng để đầu tư vào trò chơi trên mạng rồi đến công an báo bị cướp ảnh 1
Cô gái trình báo tin giả bị cướp vì đầu tư vào trò chơi trên mạng. Ảnh: Trọng Tín.

Bằng biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Tân Phước xác định Ngọc đã bán số vàng trên cho một tiệm vàng ở huyện Châu Thành và báo tin giả bị cướp.

Tại công an, Ngọc khai do đầu tư vào tài khoản trên mạng với trò chơi “Rùa Vàng” thua lỗ nên đã bán số vàng trên được 41 triệu đồng để nạp tiền vào trò chơi, sau đó tự làm bị thương hai tay rồi đến công an báo thông tin giả bị cướp.

MỚI - NÓNG
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
TPO - Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Bùi Quang Huy – Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Văn phòng Điều phối chính sách Chính phủ Hàn Quốc và Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc. Nhiều nội dung liên quan thúc đẩy hợp tác thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã được chia sẻ, đề xuất.
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
TPO - Cuốn sách tập hợp ký họa, nhật ký của một chiến sĩ trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ được dịch từ tiếng Anh, lần đầu được dịch ra tiếng Việt. Dịp này độc giả được đọc lại những tác phẩm viết về chiến dịch Điện Biên Phủ từ rất sớm do những tên tuổi như Trần Dần, Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyễn Huy Tưởng chấp bút.