“Bánh mì thơm cà phê đắng”: Cuốn sách dành cho cung Kim Ngưu hoặc Hội mê ăn uống

“Bánh mì thơm cà phê đắng”: Cuốn sách dành cho cung Kim Ngưu hoặc Hội mê ăn uống
HHT - Ngô Thị Giáng Uyên có một biệt tài thổi hồn vào từng câu chữ của mình, khiến chúng sống động nhảy múa. Và đó chính là lý do không ít người đọc vừa đọc cuốn sách bé xinh này của Giáng Uyên vừa thấy… đói bụng.

“Bánh mì thơm cà phê đắng” là một cuốn sách nói về ẩm thực Châu Âu, và một vài câu chuyện nhỏ xen kẽ về ẩm thực Việt Nam, qua cái nhìn của Ngô Thị Giáng Uyên. Tác giả đã có khoảng thời gian học tập, sinh sống và làm việc ở Châu Âu. Cuốn sách không chuyên về một món ăn nào, hoặc chú trọng về công thức nấu ăn nào, cũng không có một trật tự nhất định. Đơn giản, “Bánh mì thơm cà phê đắng” là nhật-ký-ăn-uống của tác giả, rất tùy hứng và vui vẻ. Đọc cuốn sách cũng như người đọc theo chân Giáng Uyên để… đi ăn, rồi kể lại.

“Bánh mì thơm cà phê đắng”: Cuốn sách dành cho cung Kim Ngưu hoặc Hội mê ăn uống ảnh 1

Ảnh: @winny.win.winny.

Cuốn sách đã nhỏ, mỏng, mà lại gồm rất nhiều câu chuyện nhỏ riêng biệt, nên ngay cả những người lười đọc sách nhất cũng có thể cho sách vào túi, bất kỳ lúc nào cũng có thể đọc được một mẩu chuyện.

Ngô Thị Giáng Uyên viết rất giản dị, tự nhiên, và duyên dáng. Bởi vậy những câu chuyện của tác giả không khoác lên vẻ đẹp lấp lánh hào nhoáng mà là sự đơn giản và chân thành sống động. Thậm chí phảng phất đâu đó là sự dí dỏm hài hước nửa trẻ con nửa người lớn. Người đọc đọc cuốn sách này dễ dàng… ứa nước miếng vì thèm, vì Giáng Uyên viết về thức ăn thật quá. Có thể ngửi thấy cả mùi bánh mì mới nướng, mùi cà phê thơm lừng, vị kem bánh tan trong miệng… Giáng Uyên không tiếc các tính từ để miêu tả chặng đường ăn của mình, như lớp vỏ bánh phải “xôm xốp vàng rộm”, tôm phải “đỏ au”, dâu thì phải “mọng nước”, mà nhai giòn thì phải là “sần sật”…

“Bánh mì thơm cà phê đắng”: Cuốn sách dành cho cung Kim Ngưu hoặc Hội mê ăn uống ảnh 2

Ảnh: @mystory.withbooks

Và Giáng Uyên không quên xen kẽ vào đó một vài bài viết về ẩm thực Việt Nam, vì cô tự nhận mình là một người mà nước mắm đã thấm vào máu, và đôi lúc quá thèm cơm mẹ nấu, thèm món cá kho được kho đi kho lại nhiều lần. Độc giả sẽ bật cười trước hình ảnh một cô gái Việt Nam mua mắm ba khía về chờ nhà… không có ai mới dám ăn vì sợ… bay mùi. Hay câu chuyện cũng về cô gái ấy “ngăn cản” anh bạn người Tây ăn sầu riêng, người bạn ấy lại cho rằng tác giả muốn giấu món ngon ăn một mình, nhất quyết ăn thử để sau đó mếu máo phản hồi: “Sao trái cây gì ăn giống cá ươn vậy?”

MAO LƯƠNG

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.