Báo động tình trạng đuối nước: Học sinh cần trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân là học sinh. Đuối nước là một tai nạn bất ngờ, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhất là ở học sinh.

Cách đây ít ngày, vụ việc đau lòng xảy ra tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, khi 5 học sinh không may đuối nước, khiến dư luận xót xa. Vụ việc được phát hiện từ khoảng 16h chiều ngày 18/11. Khi đó, có khoảng 10 học sinh đến chơi ở bãi bồi sông Hồng thuộc khu 1 xã Hiền Quan. Một mỏm cát sau đó bị sụt khiến 6 học sinh bị đuối nước. Chỉ 1 học sinh may mắn được cứu vớt kịp thời, hiện sức khỏe đã ổn định. Đến sáng 20/11, lực lượng chức năng đã tìm thấy toàn bộ 5 học sinh mất tích và đáng tiếc đã không có phép màu nào xảy ra.

Báo động tình trạng đuối nước: Học sinh cần trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân ảnh 1

Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Khu vực bãi bồi sông Hồng tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, nơi xảy ra vụ đuối nước thương tâm là một bãi bồi rộng hàng chục ha. Sau chuỗi ngày không mưa, mực nước sông Hồng hạ thấp, để lộ ra một khu vực bãi lau rộng lớn, thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đến vui chơi, chụp ảnh. Dù thu hút đông người, khu vực này lại tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường. Không ít vụ đuối nước từng xảy ra tại đây, nhưng chỉ đến khi sự việc đáng tiếc tái diễn, nhiều người mới giật mình nhận ra mối nguy hiểm.

Thực tế, khu vực này đã được cắm biển cảnh báo nguy cơ đuối nước, nhưng số lượng biển quá ít so với diện tích rộng lớn. Một số vị trí cắm biển bị che khuất tầm nhìn hoặc đặt ngay sát bãi bồi, khiến nhiều người không chú ý.

Báo động tình trạng đuối nước: Học sinh cần trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân ảnh 2

(Ảnh minh họa từ Internet)

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Con số này không chỉ là một hồi chuông cảnh tỉnh mà còn để lại sự đau buồn, xót xa.

Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: Ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi...

Môi trường sống xung quanh luôn có những yếu tố, nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho các bạn nhỏ như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm, là một trong những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.

Một số khuyến cáo dành cho học sinh để giảm thiểu tai nạn đuối nước

- Không nhảy cắm đầu xuống nước ở những nơi không có chỉ dẫn; không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối; không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa. Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm tại bể bơi.

- Phải khởi động trước khi xuống nước; không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.

- Không đi tắm bơi lội ở sông, suối, ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

- Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao...

Báo động tình trạng đuối nước: Học sinh cần trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?