Bão số 4 (Koinu) bất ngờ tăng thêm một cấp, dự báo ảnh hưởng đến những tỉnh thành nào?

HHT - Trái với các dự báo gần đây, cơn bão số 4 (bão Koinu) đột ngột tăng cấp trở lại vào chiều nay 6/10, hiện lại trở thành bão cực mạnh với sức gió 185 km/h. Không những vậy, dự báo hiện tại cho biết nó còn tiếp tục mạnh lên. Với cường độ như vậy, bão số 4 sẽ có đường đi thế nào trong vài ngày tới và ảnh hưởng đến những nơi nào ở nước ta?

Đài Quan sát Hong Kong (Trung Quốc) ra cảnh báo Số 3 vào 5h40’ chiều nay, khi bão Koinu (ở Việt Nam là cơn bão số 4) tiến đến gần. Bão Koinu được dự báo sẽ gây mưa ở Hong Kong, mặc dù không đổ bộ, và khiến nhiệt độ ở đây giảm từ 32 - 33oC xuống còn 23oC vào cuối tuần này.

Bão số 4 đã chứng minh sự khó lường của những hiện tượng thời tiết cực đoan, khi nó mạnh lên ngay trong chiều nay, dù các dự báo sáng nay vẫn cho là nó sẽ yếu dần. Chiều 6/10, bão số 4 lại trở thành bão cực mạnh (very strong typhoon), sức gió 185 km/h. Thậm chí, nó còn được dự báo sẽ tiếp tục mạnh lên và có sức gió 195 km/h vào sáng mai.

Bão số 4 (Koinu) bất ngờ tăng thêm một cấp, dự báo ảnh hưởng đến những tỉnh thành nào? ảnh 1

Hong Kong (Trung Quốc) chịu nắng nóng vào ngày 5/10, là một kiểu thời tiết khi bão sắp đến gần. Ảnh: Sam Tsang.

Trong cập nhật lúc 5h chiều 6/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nước ta cũng xác nhận bão số 4 đã mạnh thêm một cấp sau khi vào vùng biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Trong 1 - 2 ngày tới, vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió rất mạnh, biển động dữ dội, ảnh hưởng đến toàn bộ tàu thuyền ở đây.

Bão số 4 (Koinu) bất ngờ tăng thêm một cấp, dự báo ảnh hưởng đến những tỉnh thành nào? ảnh 2

Dự báo về bão số 4 của nước ta vào chiều tối nay. Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ, bão số 4 rõ ràng đang có điều kiện thuận lợi và do nó có cấu trúc nhỏ gọn nên hiện tại vẫn chưa bị tác động bởi không khí khô. Với cường độ như hiện nay của bão số 4, nó được cho là không sớm tan như những dự báo trước mà sẽ vẫn là bão nhiệt đới, sức gió 75 km/h khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc) ngày 10/10.

Bão số 4 (Koinu) bất ngờ tăng thêm một cấp, dự báo ảnh hưởng đến những tỉnh thành nào? ảnh 3

Dự báo của JTWC. Ảnh: Zoom Earth.

Sau đó, bão số 4 sẽ hướng đến khoảng giữa miền Bắc và miền Trung nước ta, có thể thành áp thấp nhiệt đới với sức gió 55 km/h khi đến sát bờ biển phía Đông. Vì vậy, nhiều tỉnh thành ven biển như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vinh… sẽ có mưa do ảnh hưởng của bão/ áp thấp vào khoảng 11 - 12/10, trong đó một số tỉnh thành như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa có nhiệt độ giảm sâu, xuống 24 - 25oC vào ngày 11/10.

Bão số 4 (Koinu) bất ngờ tăng thêm một cấp, dự báo ảnh hưởng đến những tỉnh thành nào? ảnh 7
MỚI - NÓNG
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
Trái Tim Của Đảo: Tập thơ về biển đảo Trường Sa dành cho độc giả nhí
HHT - Trở về từ chuyến hải trình thăm quân và dân ở quần đảo Trường Sa trong vai trò một nhà báo, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã chuyển hóa những kí ức, cảm xúc về Trường Sa thành 26 bài thơ trong trẻo, hồn nhiên dành cho các em nhỏ, để giữ mãi hình ảnh Trường Sa thật gần gũi và lấp lánh trong tim mình.

Có thể bạn quan tâm

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

HHT - Trong khi miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, mưa phùn, có thông tin rằng năm nay là năm Rắn nên sẽ nồm ẩm nhiều vì loài rắn thích sống ở những nơi ẩm ướt. Còn năm ngoái là năm Rồng - là loài phun mưa tạo gió - thì có bão lớn. Vậy những thông tin này có chính xác không và thời tiết năm nay có liên quan gì đến loài rắn không?
“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?