Bé gái lên tiếng vì ô nhiễm không khí nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Bé gái lên tiếng vì ô nhiễm không khí nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
HHT - Nhân dịp ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, CHANGE công bố video ngắn mang tên “Nỗi sợ của bé” với sự tham gia của bé Mona Bảo Tiên để truyền tải những thông điệp rất đáng quan tâm liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí.

Video Nỗi sợ của bé kể về câu chuyện của một bé gái sống ở TP.HCM và có quê nội ở gần biển, bé rất thích biển vì trong hình dung của bé biển rất đẹp, có cá bơi lội tung tăng và có bầu không khí thật trong lành. Nhưng những năm gần đây, các nhà máy nhiệt điện than đã được xây dựng tại quê nội của bé, khiến không khí ô nhiễm trầm trọng và nhiều người theo đó mà mắc các chứng bệnh liên quan đến hô hấp. Ở cuối video, bé cũng tha thiết kêu gọi người xem hãy nghĩ cách trả lại biển xanh với không khí trong lành cho bé được vui đùa.

Hiện nay, ô nhiễm không khí ở Việt Nam đặc biệt là ở khu vực đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đang là vấn đề môi trường được cộng đồng hết sức quan tâm. Trong khi nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm không khí (ONKK) tại Việt Nam trong thời gian vừa qua là từ giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng, đốt rơm rạ, thì các nhà máy nhiệt điện than là một nguồn quan trọng làm trầm trọng hơn tình trạng này, mà trẻ em là một trong những đối tượng dễ phải chịu những hậu quả nặng nề nhất từ tình trạng này.

Các nhà máy này phát thải các loại khí độc hại, như NOx, SO2, và đặc biệt là bụi siêu mịn (PM), có thể bay xa hàng trăm km và gây ra các bệnh như hô hấp, tim mạch, ung thư. Theo các nghiên cứu quốc tế, khí thải từ nhiệt điện than là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí, dẫn đến cái chết yểu của 800.000 người trên toàn thế giới mỗi năm1. Do vậy, việc Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào vận hành thêm 40 nhà máy nhiệt điện than mới từ nay tới 2030, theo quy hoạch điện VII sửa đổi, chắc chắn sẽ gây ra những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khoẻ của người dân, đặc biệt là trẻ em, trong những năm tới. Hơn thế nữa, qua việc lập kế hoạch tăng gấp 3 số lượng các nhà máy nhiệt điện than hiện có, Việt Nam đang đi ngược lại với xu thế toàn cầu, và làm cản trở các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện Nghị định Khí hậu Paris để đối phó với BĐKH.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế cho thấy trong những năm gần đây, các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra. Kết quả thống kê cứ 100.000 dân có đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi; 3,8% viêm họng và viêm amidan cấp; 3,1% viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Trong khi đó trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn bị thụ động trước các ảnh hưởng có hại của môi trường do người lớn gây ra. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có đến gần 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp do ô nhiễm không khí.

Video Nỗi sợ của bé nằm trong khuôn khổ các hoạt động truyền thông dài hạn của CHANGE liên quan đến việc nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí, và vận động cộng đồng cùng lên tiếng kêu gọi ngừng đầu tư và xây mới các nhà máy nhiệt điện than mà thay vào đó là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT). Trong đó, dự án mới được kỳ vọng là phong trào NLTT có quy mô lớn nhất Việt Nam là Dự án Put Solar On It (tạm dịch: Chạm tay đến mặt trời), với mục tiêu thúc đẩy năng lượng tái tạo, trước tiên là tại TP.HCM sau đó là trên toàn Việt Nam, một đất nước vốn có rất nhiều tiềm năng cho những nguồn năng lượng bền vững này. 

Theo CHANGE
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yên Bái xuất hiện mưa đá, trời sập tối giữa ban ngày, cảnh báo mưa dông ở Hà Nội

Yên Bái xuất hiện mưa đá, trời sập tối giữa ban ngày, cảnh báo mưa dông ở Hà Nội

HHT - Hôm nay (28/3), Yên Bái đã có mưa to. Đặc biệt sáng nay, mưa đá đã xuất hiện trên hầu khắp các địa bàn tại huyện Mù Cang Chải. Từ chiều tối nay (28/3), do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao, nhiều nơi tại miền Bắc, trong đó có Hà Nội chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to.