Mụn lưng từ đâu mà đến?
Tương tự như mụn trên da mặt, mụn lưng tuổi dậy thì cũng xuất phát từ việc rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu mụn lưng đột ngột "kéo đến" mà chưa từng có tiền lệ trước đó, bạn có thể xem xét một vài nguyên nhân dưới đây:


Làm gì khi bị “bè lũ” mụn lưng “xâm lăng”
Bạn có thể làm theo các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng mụn lưng của cơ thể:
Tắm rửa đều đặn mỗi ngày và xả lại thật kĩ bằng nước sạch. Đồng thời tránh cho vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời. Chọn các loại trang phục thoải mái, thấm mồ hôi vào ban ngày và mặc áo “mát mẻ” để da được “thở” khi về nhà.
Chú ý đến chế độ ăn: Bạn nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, giúp cơ thể ít tiết ra bã nhờn, mồ hôi. Ngoài ra, việc uống đủ nước trong ngày cũng là điều vô cùng cần thiết để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Vệ sinh da: Nước muối sinh lý có thể được dùng hàng ngày để rửa và vệ sinh vùng da bị mụn. Lô hội (nha đam), nước chanh pha loãng và một số loại xà phòng trị mụn cũng là những “bài thuốc” rất tốt. Khi mụn bớt dần, nhớ thoa các loại thuốc trị sẹo mụn hay thoa nghệ để tránh bị sẹo thâm.
Chú ý đến biểu hiện của mụn lưng: Nếu tình trạng mụn quá nặng (mụn mủ, nhiều và gây ngứa) hoặc có những biểu hiện khác lạ hơn so với mụn lưng thông thường (bong tróc da, gây sần sùi...) thì nên tìm đến bác sĩ để biết xem chính xác tình trạng mụn là do đâu. Có rất nhiều loại bệnh ngoài da với biến chứng khó lường xảy ra ở lưng mà chúng ta thường không để ý vì khó nhìn thấy lắm đó! Vậy nên hãy luôn cảnh giác nha!
