Bí kíp “vượt rào” khó khăn dành cho hội tân du học sinh Mỹ

Bí kíp “vượt rào” khó khăn dành cho hội tân du học sinh Mỹ
HHT - Mọi “rào cản” sẽ trở thành chuyện nhỏ với chiếc “balo chống sốc” từ các “tiền bối” du học sinh trong buổi hội thảo "Du học Mỹ không phải giấc mơ hồng" do báo Hoa Học Trò phối hợp cùng GPA (Golden Path Academics Việt Nam) thực hiện.

Rào cản 1: Bất đồng về ngôn ngữ

Bỗng một ngày, môi trường “100% tiếng Việt” biến thành “100% tiếng Anh” thì chuyện “sốc” về ngôn ngữ là không tránh khỏi. Bạn sẽ cảm thấy bị lạc lõng và không theo kịp câu chuyện của hội bạn (nghe không kịp, nghe không hiểu,…)

Giải pháp: “Trước khi đến Mỹ, bạn hãy cố gắng trau dối vốn từ vựng càng nhiều càng tốt. Các bạn nước ngoài cũng có khá nhiều tiếng “lóng”, hệt như tụi mình vậy đó! Bạn có thể tham khảo trên các fanpage hoặc YouTube với từ khóa “slang”. Thời khóa biểu tại Mỹ khá nhẹ và bạn sẽ có rất nhiều thời gian làm những điều mình thích. Bạn có thể tận dụng thời gian đó để tạo kênh YouTube riêng - cũng là một cách để luyện kĩ năng nói.” - Đinh Trung Trí (sinh viên trường Central College, Mỹ).

Bí kíp “vượt rào” khó khăn dành cho hội tân du học sinh Mỹ ảnh 1

Rào cản 2: Cảm thấy bị cô lập

Sự khác biệt về văn hóa cũng như lối sống khiến bạn cảm thấy vẫn không thích nghi với môi trường học mới. Bạn cảm thấy cô đơn và cần chia sẻ.

Giải pháp: “Hội các anh chị du học sinh Mỹ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn! Bạn sinh sống tại vùng nào thì hãy gõ “hội du học sinh tại…” để kết nối. Các anh chị cũng “kiêm” vai trò “quân sư quạt mo” đễ “gỡ rối” những thắc mắc hay tâm sự từ bạn. Nhiều anh chị cũng sẽ gợi ý bạn những công việc part time hay ho để bạn vừa kiếm “xèng” vừa tích lũy kinh nghiệm đó!” - bạn Thái Vỹ Hoàng Anh (sinh viên năm 3, dành học bổng 3,4 tỷ trường Macalester College).

Bí kíp “vượt rào” khó khăn dành cho hội tân du học sinh Mỹ ảnh 2

Rào cản 3: Áp lực về “núi” bài vở

Cách học tại Việt Nam khác hoàn toàn với cách học của các bạn học sinh tại Mỹ. Điều đó làm một số bạn tân du học sinh Mỹ “choáng”. Khối lượng bài vở “chưa kịp hiểu” ngày càng tăng và khiến các bạn “hụt hơi” ngày từ vạch xuất phát.

Giải pháp: “Trước một tuần nhập học, bạn hãy liên hệ giáo sư đứng lớp thời khóa biểu học. Sau đó, bạn hãy liên hệ các anh chị khóa trước hoặc ngay chính các giáo sư để tìm mượn sách và soạn bài sẵn chuẩn bị trước. Cứ như vậy, bạn hãy soạn bài trước một tuần. Điều này sẽ giúp bạn “dễ thở” hơn khi bắt đầu năm học. Đồng thời, mình cũng sử dụng ứng dụng Istudent để hỗ trợ mình sắp xếp thời gian học rất hiệu quả.” - Đinh Thái Hoàng Hiệp (du học sinh đạt 75% ĐH Vassar (4,7 tỉ đồng), Mỹ). 

Bí kíp “vượt rào” khó khăn dành cho hội tân du học sinh Mỹ ảnh 3

TÓC XOĂN

Phối hợp thực hiện 

Bí kíp “vượt rào” khó khăn dành cho hội tân du học sinh Mỹ ảnh 4

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?