Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Thỉnh thoảng, các hãng mỹ phẩm cho ra mắt dòng sản phẩm phiên bản đặc biệt, số lượng giới hạn, hoặc đột nhiên tuyên bố cho ngưng sản xuất một dòng sản phẩm đang bán chạy. Từ đó dẫn đến nhiều câu chuyện thú vị.

Khi Chanel giới thiệu sơn móng tay Vamp 18 vào năm 1994, ngay lập tức nó trở thành món đồ mọi quý cô đều muốn sở hữu. Màu sơn Vamp là một chút bỏ nhỏ vào phong cách Grunge thật ngầu nhưng vẫn duy trì phong thái sang trọng đặc trưng của thời trang Pháp. Sau đó Vamp ngừng sản xuất, nó làm cho hàng triệu trái tim phụ nữ muốn ngừng đập.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 1

Chai sơn móng tay màu Vamp 18 trứ danh của Chanel.

Thế giới mỹ phẩm ngưng sản xuất (discontinued beauty products)

Chai sơn móng 15 đôla của Chanel kể trên đã trở thành một chuẩn văn hóa khi được các ngôi sao hàng đầu yêu thích. Với giá thành rẻ, nó cực kỳ thành công ở thị trường khách hàng đại chúng. Suốt lịch sử Chanel, chưa bao giờ nhìn thấy điều thần kỳ sánh bằng chai sơn móng tay Vamp. Nó cũng là sản phẩm beauty Chanel bán chạy nhất mọi thời đại.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 2

Vamp là sản phẩm beauty Chanel bán chạy nhất mọi thời đại.

Hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm ngưng sản xuất là chúng sẽ biến mất mãi mãi, khiến bạn điên cuồng vì tìm kiếm. Hội yêu thích những dòng mỹ phẩm ngưng sản xuất (discontinued beauty products) luôn đông đảo và mạnh mẽ. Việc tuyên bố ngừng sản xuất sản phẩm nào đó còn khiến thị trường mua đi bán lại các sản phẩm này phát triển mạnh vô cùng.

Chỉ cần Google bạn sẽ tìm ra rất nhiều trang web mua bán những dòng mỹ phẩm đã ngưng sản xuất. Có thể tìm thấy hàng trăm sản phẩm theo từng giai đoạn, từ những nhãn hiệu lớn như Clinque, Aveda... đến các thương hiệu ít người biết đến như Orofluido, Dicesare…

Ngành công nghiệp thu mua hàng ngưng sản xuất cũng mang lại lợi nhuận kết xù cho một số doanh nhân. Họ săn đầu tư thu mua các sản phẩm của các thương hiệu chất lượng nhưng còn non trẻ (sớm muộn cũng bị thâu tóm bởi các tập đoàn lớn và đổi tên nhãn hiệu), hoặc mua vào các dòng phiên bản giới hạn và bán ra khi chúng đã cháy hàng trên thị trường.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 3

Ngay cả những sản phẩm đã được sử dụng kiểu như son đã dùng thử hay nước hoa dùng được vài lần vẫn bán chạy như thường. Ví dụ như son Mac màu Candy Yum Yum.

Khi một tập đoàn lớn như P&G làm một vụ mua lại, họ thường sản xuất nhiều sản phẩm của các thương hiệu được mua lại trong một khoảng thời gian rất ngắn, trước khi ngừng bán và phát triển công thức mới. Đấy là thời điểm các nhà đầu cơ mua vào với số lượng lớn và sau đó chờ đợi cho đến khi các khách hàng nữ nhận ra sản phẩm yêu thích của họ không còn bán ở bất cứ nơi nào

Giá của dòng sản phẩm ngưng sản xuất giao động từ 10 - 30 đôla, nhưng cũng có một số mặt hàng cực hiếm được bán với giá trăm đô. Những kỷ lục hi hữu như sản phẩm phục hồi tóc hư tổn Redken's Extreme PPT được một khách hàng Nhật mua lại với giá 500 đôla.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 4

Sản phẩm chăm sóc tóc Redken's Extreme PPT tạo kỷ lục giá của thị trường bán lại.

Ngay cả những sản phẩm đã được sử dụng (kiểu như son đã dùng thử hay nước hoa dùng được vài lần) vẫn bán chạy như thường. Mọi người không quan tâm chúng là second hand, miễn đó là sản phẩm họ đã yêu thích và quen thuộc là mạnh tay rước về.

Bí mật đằng sau chiêu bài

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 5

Cái mác “Dòng ngưng sản xuất” đã khiến cho thương hiệu được truyền miệng và càng khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Vậy, những gì làm nên một sản phẩm đáng để theo đuổi đến mức nhiều người muốn bán lại? Điều gì khiến các cô gái chấp nhận trả giá gấp đôi, gấp 3 giá gốc để mua một món mỹ phẩm?

Lý do thứ nhất: Đó là sản phẩm tuyệt vời, họ đã quen thuộc, không thoải mái khi thiếu vắng nên muốn có lại nó bằng mọi giá.

Lý do thứ hai: Mua để sưu tầm, họ muốn sở hữu những gì không còn cơ hội để mua nữa.

Cái mác “Dòng ngưng sản xuất” đã khiến cho thương hiệu được truyền miệng và càng khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Vì thế các nhãn danh tiếng thỉnh thoảng lại tung tuyệt chiêu tuyên bố ngưng sản xuất các sản phẩm được yêu thích.

Sau khi sự thiếu vắng đủ lâu, hàng mua đi bán lại sẽ gây sốt và dần cạn kiệt, các nhãn mỹ phẩm sẽ bắt đầu các chiến dịch “tái xuất hiện”. MAC, Estée Lauder, Chanel… là những nhà trứ danh chuyên xài chiêu hồi sinh các sản phẩm cũ.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 6

Estée Lauder vào năm 2000 đã tuyên truyền rầm rộ cho chiến dịch "Ra Đi Nhưng Không Chìm Vào Quên Lãng” (Gone But Not Forgotten) để tái sinh một số sản phẩm cũ.

Quyết định “hồi sinh” hoàn toàn dựa vào feed back khách hàng. Ví dụ như chiến dịch mang tên MAC by Request là một điển hình về cách dùng MXH để tương tác khách hàng và quyết định hồi sinh các sản phẩm theo feed back. Một trong những màu son môi phổ biến nhất của MAC là Candy Yum-Yum từ "sản phẩm giới hạn" đã trở lại trên kệ nhờ sự ủng hộ của khách hàng và trở thành một trong những sản phẩm best-seller của thương hiệu này.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 7

MAC Candy Yum-Yum đã trở lại nhờ sự ủng hộ của người tiêu dùng.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 8

Thật ra sơn móng tay màu Vamp vẫn còn tìm thấy ở Chanel nhưng dưới một diện mạo và cái tên mới.

Lọ sơn móng tay Chanel kể từ đầu bài, bạn tưởng Chanel sẽ bỏ qua mảnh đất màu mỡ ấy à, thật ra là sau đó chúng đã được hồi sinh với diện mạo mới, một chút cải tiến ở thành phần và tiếp tục trở thành "quả bom" trên kệ mỹ phẩm.

Bí mật đằng sau chiêu bài "ngưng sản xuất các sản phẩm đang bán chạy" của các hãng mỹ phẩm ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?