Bí mật ở “Thành phố đã mất” trong rừng rậm khiến các nhà khoa học rất "sốc"!

Bí mật ở “Thành phố đã mất” trong rừng rậm khiến các nhà khoa học rất "sốc"!
HHT - Một “thành phố” ở sâu trong rừng, cứ như một thế giới khác giữa lòng thế giới của chúng ta, với hàng chục loài sinh vật tưởng đã tuyệt chủng từ lâu…

Một đội khoa học gia đặc biệt đã khám phá “Thành phố đã mất", ở sâu trong rừng rậm của đất nước Honduras – và họ vô cùng bất ngờ trước hệ sinh thái ở đây.

Thực tế, từ hồi năm 2017, các nhà nghiên cứu từ Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu sau khi tìm ra một khu vực cổ đại đổ nát, tại một địa điểm sâu trong rừng mưa nhiệt đới Mosquitia. Khu vực này được gọi là “Thành phố đã mất của Vua Khỉ”, hoặc “Thành phố Trắng”.

Vì rừng mưa này vẫn là một trong những khu vực hoang sơ nhất của vùng Trung Mỹ, nên đội ngũ các khoa học gia này tiếp tục lặng lẽ nghiên cứu, với hy vọng khám phá thêm về sinh thái học ở đây mà không bị quá nhiều người biết đến hoặc làm ảnh hưởng.

Thằn lằn Basilisk – một sinh vật được coi là “quái vật huyền bí” trong truyền thuyết – đang sống ở “Thành phố Trắng”.

Cuối cùng, đến bây giờ, nhóm các nhà khoa học này đã đưa ra một bản báo cáo đầy đủ. Trong đó, họ miêu tả chi tiết là khu vực cổ đại này có một hệ sinh thái nguyên sơ, rất phong phú, với những loài sinh vật cực hiếm và rất độc đáo, bao gồm cả những loài mới và những loài mà chúng ta tưởng đã tuyệt chủng từ lâu.

Ếch mắt đỏ - một trong những loài sinh vật hiếm được tìm thấy ở “Thành phố đã mất”.

Tổng cộng, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được 198 loài chim, 94 loài bướm, 40 loài động vật hữu nhũ (sinh vật nhỏ), 56 loài lưỡng cư và bò sát, 30 loài động vật hữu nhũ (sinh vật lớn) như báo sư tử, mèo rừng, báo đốm… Không những thế, ở đây còn có rất đa dạng các loài thực vật, cá, loài gặm nhấm và côn trùng.

Một số phát hiện đáng chú ý nhất bao gồm bọ cánh cứng hổ - loài vốn chỉ từng được thấy ở Nicaragua và được tin rằng đã tuyệt chủng; và rắn giả dạng san hô – vốn không còn được nhìn thấy ở Honduras kể từ năm 1965.

Bọ cánh cứng hổ tưởng bị tuyệt chủng, hóa ra vẫn sống ở “Thành phố đã mất”.

“Nhóm chúng tôi rất sốc khi khám phá ra những sinh vật đa dạng đến vậy” – Trond Larsen, một giám đốc của CI, nói – “Thực sự, “Thành phố Trắng” là một trong những khu vực ít ỏi trên thế giới mà hệ sinh thái còn nguyên sơ như thế”.

Bướm Morpho – loài bướm cực đẹp và cũng còn rất ít trong tự nhiên.

Sau khi đưa ra bản báo cáo này, Tổ chức CI hy vọng thế giới sẽ có kế hoạch bảo tồn khu vực này, đặc biệt là trước nạn phá rừng. Họ không muốn “Thành phố đã mất” này sẽ vì sự tác động tiêu cực của con người mà… lại biến mất một lần nữa!

Theo GOOD NEWS
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?
Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

Bão số 3 có khả năng đổ bộ vào những địa phương nào, Hà Nội có thể có gió cấp mấy?

HHT - Các mô hình dự báo của các cơ quan khí tượng lớn trên thế giới chưa có sự thống nhất về nơi mà bão số 3 (bão Yagi) có thể đổ bộ vào nước ta trong vài ngày tới. Vậy tổng hợp lại, những địa phương nào ở nước ta có thể là nơi bão số 3 đổ bộ? Ở Thủ đô Hà Nội, gió có thể mạnh đến cấp bao nhiêu?