Biến thể SARS-CoV-2 của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm nguy hiểm thế nào?

HHT - Ngày 28/1, hai ổ dịch lớn xung quanh BN1552 và BN1553 đã được phát hiện tại Hải Dương và Hải Phòng. Trong đó BN1552 tại Hải Dương liên quan tới nữ công nhân được Nhật Bản xác định nhiễm biến thể virus của Anh - loại được cho là lây lan nhanh hơn đến 70% so với chủng virus ban đầu. Thực tế, biến thể SARS-CoV-2 này đáng lo ngại đến mức nào?

Dễ lây hơn, chết chóc hơn

Các nhà khoa học ở Anh cho biết biến thể SARS-CoV-2 xuất phát từ nước này - tên là B.1.1.7 - không chỉ dễ lây hơn, mà còn chết chóc hơn, gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn so với các chủng khác.

Nhiều thống kê và phân tích đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhiễm B.1.1.7 cao hơn 30% so với những biến thể khác.  

Biến thể SARS-CoV-2 của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm nguy hiểm thế nào? ảnh 1

Một tấm bảng cảnh báo về biến thể mới, lây lan nhanh hơn của SARS-CoV-2, kêu gọi người Anh ở yên trong nhà. Ảnh: Jason Alden/ Bloomberg/ Getty Images.

Vậy tại sao biến thể B.1.1.7 lại dễ lây hơn và dễ gây tử vong hơn? Các nhà khoa học cũng chưa thể kết luận chắc chắn, dù họ đang cố gắng tìm ra câu trả lời.

Peter Horby, người đứng đầu Nhóm Tư vấn về Các mối đe dọa do virus mới và đang trỗi dậy (NERVTAG) ở Anh, nói trong một cuộc họp khẩn với Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc hội Anh, rằng B.1.1.7 “có lợi thế sinh học khiến nó lây lan nhanh hơn”.

Ông đưa ra số khả năng: Biến thể mới khiến bệnh nhân có lượng virus nhiều hơn, có nghĩa là dễ truyền bệnh cho người khác hơn; mọi người bị nhiễm bệnh nhanh hơn kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây và bệnh nhân bị nhiễm bệnh lâu hơn. Tất cả đều dẫn tới cùng một kết luận: Biến thể SARS-CoV-2 ở Anh lây nhanh và lây dễ hơn nhiều.

Biến thể SARS-CoV-2 của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm nguy hiểm thế nào? ảnh 2

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 ở khoa chăm sóc tích cực, Bệnh viện Hoàng gia Papworth (Cambridge, Anh). Ảnh: Neil Hall/ Pool /Reuters.

Còn lý do mà B.1.1.7 có khả năng gây tử vong cao hơn thì có thể là do nó có một đột biến khiến nó bám được chắc hơn vào các tế bào trong cơ thể người. Simon Clarke, Phó giáo sư về vi sinh tế bào của ĐH Reading (Anh) cho biết, việc virus bám chắc vào tế bào hơn có thể gây ra “phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch, và có thể gây tử vong”.

Ông Horby cũng giải thích thêm: “Việc virus bám chắc hơn vào tế bào có thể khiến nó lây lan giữa các tế bào nhanh chóng hơn, ngay ở trong phổi bệnh nhân. Từ đó gây viêm nhiễm, rồi bệnh có thể tiến triển nhanh hơn mức cơ thể bạn có thể phản ứng. Điều này có thể giải thích được cả hai đặc điểm của biến thể ở Anh: Dễ lây hơn và dễ gây tử vong hơn”.

Biến thể SARS-CoV-2 của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm nguy hiểm thế nào? ảnh 3

Nhiều bệnh nhân ở Mỹ cũng đã nhiễm biến thể B.1.1.7. Ảnh: Nelvin C. Cepeda/ The San Diego Union-Tribune).

Dễ lây nhiễm ở trẻ em?

Ngoài ra, nhà khoa học Neil Ferguson - một thành viên của NERVTAG - cho rằng biến thể B.1.1.7 có thể dễ lây nhiễm ở trẻ em hơn, mặc dù điều này cũng cần phải nghiên cứu thêm.

Những đặc điểm này khiến việc kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn. Bởi virus dễ lây hơn tức là sẽ có nhiều ca nhiễm hơn. Các bệnh viện và nhân viên y tế, đến một thời điểm nào đó, đều có thể bị vượt ngưỡng chịu đựng, và rõ ràng, hậu quả tất yếu sẽ là nhiều ca tử vong hơn.

Biến thể SARS-CoV-2 của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm nguy hiểm thế nào? ảnh 4

Ameera Sheikh, y tá tại một bệnh viện ở London tiết lộ: "Các y tá hoạt động liên tục trong các khoa chăm sóc tích cực suốt 12-15 tiếng liền mà không nghỉ lần nào để đi vệ sinh hay uống cốc nước". Ảnh: CNN.

Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu ở ĐH California San Diego (Mỹ) đã cảnh báo rằng, biến thể B.1.1.7 không khác gì “một quả bom COVID-19 hẹn giờ”, và bất kỳ sự chủ quan nào cũng sẽ khiến chúng ta phải trả giá.

Trở lại với tình hình diễn biến mới của dịch COVID-19 tại Việt Nam, sáng 28/1, bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết đã tiến hành giải mã gien cho BN1552 và BN1553 để xác định có phải biến thể virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Anh hay không. Theo quy trình, việc làm giải trình tự gien sẽ mất 3 ngày mới cho kết quả chính thức. Mẫu xét nghiệm cũng đồng thời được gửi sang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, song song với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư để cùng tiến hành.
Biến thể SARS-CoV-2 của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm nguy hiểm thế nào? ảnh 5
MỚI - NÓNG
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
HHT - Sáng 20/9, chương trình hiến máu cứu người Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024 đã diễn ra tại TP.HCM. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi", Ngày hội hiến máu giúp các bạn trẻ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ những "giọt máu hồng" vì sức khỏe cộng động. 

Có thể bạn quan tâm

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông thay đổi đường đi, dự báo hướng về phía miền Trung

HHT - Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 đang có đường đi liên tục thay đổi do chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong các bản tin mới nhất của các cơ quan khí tượng, sau khi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão, ATNĐ/bão có khả năng hướng về phía miền Trung nước ta.