Biểu tượng cảm xúc mới của Facebook đã “cập bến” Việt Nam với tên gọi: “Thương thương“

HHT - Biểu tượng cảm xúc "Thương thương" (Care) mà Facebook vừa ra mắt nhằm gửi gắm tình cảm đến với tất cả người dùng trong mùa giãn cách xã hội, cũng như nhằm giúp mọi người cảm thấy được kết nối và quan tâm hơn trong mùa dịch.

Trong một thông báo vào tuần trước, Facebook cho biết sẽ ra mắt thêm biểu tượng cảm xúc mới trong mùa dịch COVID-19. Biểu tượng cảm xúc này là Care (quan tâm) - thể hiện một khuôn mặt đang ôm một trái tim, nhằm giúp mọi người cảm thấy được kết nối và quan tâm trong mùa dịch.

Và cho đến hôm nay, biểu tượng cảm xúc mới của Facebook đã "cập bến" Việt Nam với tên gọi cực ngọt: Thương thương!

Biểu tượng cảm xúc mới của Facebook đã “cập bến” Việt Nam với tên gọi: “Thương thương“ ảnh 1

Biểu tượng cảm xúc Care được Việt hoá với cái tên cực ngọt “Thương thương”.

Cụ thể, một số người dùng Facebook tại Việt Nam cho biết đã nhận được biểu tượng cảm xúc này, đi kèm đó là những bức ảnh chụp chứng minh.

Biểu tượng cảm xúc mới của Facebook đã “cập bến” Việt Nam với tên gọi: “Thương thương“ ảnh 2

Nhiều người dùng khác cũng cho biết vẫn có thể nhìn thấy biểu tượng cảm xúc đáng yêu này trên các fanpage cộng đồng, dù tài khoản vẫn chưa được cập nhật biểu tượng này.

Theo chia sẻ của một người dùng nhận được cập nhật sớm, biểu tượng cảm xúc “thương thương” sẽ nằm sau biểu tượng thích, yêu và trước cảm xúc vui vẻ, bất ngờ, buồn bã, giận dữ. Facebook trên cả phiên bản PC và điện thoại đều sẽ nhận được biểu tượng cảm xúc mới này.

Với nền tảng Messenger, biểu tượng cảm xúc mới mà Facebook vừa ra mắt là trái tim rung màu tím. Biểu tượng này sẽ thay thế biểu tượng trái tim hồng cổ điển.

Biểu tượng cảm xúc mới của Facebook đã “cập bến” Việt Nam với tên gọi: “Thương thương“ ảnh 3

Với nền tảng Messenger, biểu tượng cảm xúc mới mà Facebook vừa ra mắt là trái tim rung màu tím.

Để sử dụng biểu tượng này, bạn nhấn giữ vào một tin nhắn bất kỳ để bộ biểu tượng cảm xúc hiện lên. Tiếp đến, nhấn giữ biểu tượng trái tim hồng rồi chọn “Dùng biểu tượng trái tim mới” để đổi thành biểu tượng trái tim rung màu tím mới.

Ngoài ra, Facebook còn tung ra bộ sticker “Sát cánh bên nhau” trên cả Facebook và Messenger. Bạn có thể tải về bộ sticker tại Cửa hàng nhãn dán!

Biểu tượng cảm xúc mới của Facebook đã “cập bến” Việt Nam với tên gọi: “Thương thương“ ảnh 4

Bộ sticker “Sát cánh bên nhau” để gửi gắm tình cảm của bạn đến với người thân, bạn bè, cộng đồng trong mùa dịch bệnh.

Để có thể sử dụng được biểu tượng cảm xúc “thương thương”, đầu tiên bạn cần cập nhật phiên bản Facebook và Messenger mới nhất. Trong trường hợp bạn đã cập nhật ứng dụng nhưng vẫn chưa có biểu tượng mới này, bạn hãy chờ đợi thêm một vài ngày nữa để Facebook tiến hành cập nhật qua hệ thống.

MỚI - NÓNG
12 con giáp hội ngộ tại Lễ hội bánh mì Việt Nam 2025
12 con giáp hội ngộ tại Lễ hội bánh mì Việt Nam 2025
HHT - Lễ hội bánh mì Việt Nam 2025 không chỉ tôn vinh tinh hoa ẩm thực mà còn mang đến những sáng tạo độc đáo. Năm nay, bộ sưu tập bánh mì tạo hình 12 con giáp hứa hẹn sẽ là điểm nhấn ấn tượng, thu hút đông đảo du khách. Sự kiện diễn ra từ ngày 21 đến 24/3 tại công viên Lê Văn Tám (Quận 1, TP.HCM).

Có thể bạn quan tâm

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

Năm Rồng có bão lớn còn năm Rắn thì ẩm nhiều? Thời tiết Hè này sẽ ra sao?

HHT - Trong khi miền Bắc đang trong những ngày nồm ẩm, mưa phùn, có thông tin rằng năm nay là năm Rắn nên sẽ nồm ẩm nhiều vì loài rắn thích sống ở những nơi ẩm ướt. Còn năm ngoái là năm Rồng - là loài phun mưa tạo gió - thì có bão lớn. Vậy những thông tin này có chính xác không và thời tiết năm nay có liên quan gì đến loài rắn không?
“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?