Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ký quyết định phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ GD&ĐT.

Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 của Bộ GD&ĐT được xây dựng dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tinh giản biên chế.

Bộ GD&ĐT phê duyệt đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 ảnh 1

Năm 2017, căn cứ vào thực tế, Bộ GD&ĐT chủ động rà soát, điều chỉnh, sắp xếp, tổ chức lại và giảm được 2 đơn vị cấp Vụ; giảm 25 đơn vị cấp Phòng do không thành lập Phòng trong Vụ - giảm 6 lãnh đạo cấp Vụ/Cục.

Năm 2022, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành sắp xếp các đơn vị theo Nghị định số 86/2022 của Chính phủ, giảm được 1 Vụ, chuyển đổi 1 Cục thành Vụ so với cơ cấu tổ chức trước đây.

Năm 2023, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành việc đổi tên, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính thuộc Cục. Đổi tên 4 đơn vị từ Phòng Hành chính - Tổng hợp thành Văn phòng Cục; giảm 1 đơn vị cấp Phòng thuộc Cục Công nghệ thông tin (từ 4 Phòng xuống còn 3 Phòng).

Đến nay, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành việc chuyển 5 trường dự bị trực thuộc Bộ về trực thuộc Ủy ban Dân tộc; chuyển Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực về trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT có 20 đơn vị tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng, Thanh tra, 14 Vụ và 4 Cục.

Ngoài ra, Bộ còn 3 đơn vị được giao biên chế công chức hằng năm là: Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước; Văn phòng Đảng - Đoàn thể.

Về đội ngũ, hiện nay có 472 người là công chức thuộc các đơn vị trong cơ quan Bộ GD&ĐT, không bao gồm số sĩ quan biệt phái của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Trong khi số công chức đến tuổi nghỉ hưu từ năm 2022-2026 khoảng 91 người.

Năm 2020, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT được giao chỉ tiêu hợp đồng lao động là 72 người, ổn định đến hết năm 2021. Hiện tại, Bộ có 56 hợp đồng lao động - trong đó số lao động hợp đồng không xác định thời hạn là 55...

Mục tiêu của Đề án đối với khối đơn vị hành chính thuộc Cơ quan Bộ là tiếp tục rà soát phát triển đội ngũ công chức có năng lực tốt; thực hiện đúng quy định sử dụng tối đa 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật để tuyển dụng mới công chức, viên chức và lao động hợp đồng; sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức, đảm bảo quy định về biên chế, số lượng cấp phó theo quy định.

Rà soát, phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị theo hướng giảm 27 chỉ tiêu biên chế công chức giai đoạn 2022 - 2026.

Đối với khối đơn vị sự nghiệp, tiếp tục tinh giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

Có tối thiểu 20% đơn vị trực thuộc Bộ tự chủ tài chính, tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ so với giai đoạn 2016 - 2020.

Bảo đảm đến hết năm 2026, tổng số người làm việc hưởng lương từ ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên của Bộ còn nhiều nhất là 21.027 biên chế.

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Lý do Thanh Hóa thu hút khách du lịch
TP - Ông Phạm Nguyên Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa - cho biết, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thanh Hóa đã không ngừng sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện 3 dòng sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?