Bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người dân cần làm gì nếu chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chip?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ quan trọng khi làm các thủ tục hành chính, đồng thời là một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh cư trú thay Sổ hộ khẩu. Vậy, khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy phải làm gì khi chưa có Căn cước công dân gắn chip?

Được dùng Căn cước công dân gắn chip thay sổ hộ khẩu giấy thế nào?

Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú nêu rõ, Sổ hộ khẩu được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022. Như vậy, từ ngày 01/01/2023 sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy, việc quản lý thông tin cư trú của người dân sẽ được thực hiện bằng các phương thức điện tử.

Mặt khác, theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành mới đây, thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip là một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Do vậy, sau thời điểm chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy, công dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip để làm giấy tờ chứng minh thông tin cư trú thay thế Sổ hộ khẩu giấy.

Bởi, theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Trên mặt thẻ CCCD thể hiện các thông tin cơ bản về: Ảnh chân dung; Số CCCD chính là số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Ngày thẻ hết hạn; Đặc điểm nhân dạng; Vân tay; Ngày cấp thẻ…

Đồng thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sử dụng có thể sử dụng thiết bị đọc thông tin trong con chíp trên thẻ CCCD phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Vì vậy, việc sử dụng CCCD gắn chip để thay thế Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ giúp quá trình giải quyết các thủ tục hành chính được thuận tiện, dễ dàng hơn.

Cũng tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP nêu rõ các thủ tục thay Sổ hộ khẩu bằng Căn cước công dân từ 01/01/2023 như:

- Vay vốn hỗ trợ việc làm;

- Cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế;

- Hỗ trợ học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo;

- Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí;

- Mua bán điện sinh hoạt;

- Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế;

- Đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch;

- Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng…

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người dân cần làm gì nếu chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chip? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy phải làm gì khi chưa có CCCD gắn chip?

Về vấn đề này, tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm:

- Thẻ Căn cước công dân;

- Chứng minh nhân dân;

- Giấy xác nhận thông tin về cư trú;

- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo đó, có thể thấy ngoài thẻ CCCD gắn chip, công dân hoàn toàn có thể sử dụng các giấy tờ khác để chứng minh thông tin cư trú thay Sổ hộ khẩu như Chứng minh nhân dân còn hiệu lực hay Giấy xác nhận thông tin về cư trú…

Vì vậy, đối với những công dân chưa có thẻ CCCD hoặc không kịp làm thẻ CCCD trước ngày bỏ Sổ hộ khẩu giấy vẫn có thể thực hiện các thủ tục hành chính bằng các giấy tờ khác như đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính còn có thể khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng một trong các phương thức sau:

- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;

- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thiết bị đọc mã QRCode;

- Các phương thức khai thác khác.

Tóm lại, việc chưa có thẻ CCCD sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các thủ tục hành chính sau khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ 01/01/2023.

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người dân cần làm gì nếu chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chip? ảnh 5
MỚI - NÓNG
2024 gần như chắc chắn là năm nóng nhất lịch sử, lần đầu vượt ngưỡng nguy hiểm
2024 gần như chắc chắn là năm nóng nhất lịch sử, lần đầu vượt ngưỡng nguy hiểm
HHT - Chỉ có một điều kiện từ giờ đến cuối năm để năm 2024 có thể "né" được kỷ lục là năm nóng nhất trong lịch sử, nhưng điều kiện đó được cho là bất khả thi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thông báo rằng 2024 “gần như chắc chắn” là năm nóng nhất trong lịch sử, và cũng là năm đầu tiên có nhiệt độ cao kỷ lục, vượt một ngưỡng nguy hiểm.
Thầy Hiệu trưởng ở Vĩnh Long che giấu bạo lực học đường nhận hình thức kỷ luật
Thầy Hiệu trưởng ở Vĩnh Long che giấu bạo lực học đường nhận hình thức kỷ luật
HHT - Trong vụ việc 8 học sinh đánh hội đồng một học sinh lớp 8, thầy Võ Hữu Trân - Hiệu trưởng trường THCS Trung Hiếu (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã có hành động che giấu, không báo cáo lên cấp trên. Việc ông Trân chỉ định giải quyết trong nội bộ trường đã gây bức xúc dư luận.

Có thể bạn quan tâm

Bên trong mắt bão Yinxing có những vệt mây siêu thực cao vút, là hiện tượng gì?

Bên trong mắt bão Yinxing có những vệt mây siêu thực cao vút, là hiện tượng gì?

HHT - Khi bão Yinxing đổ bộ Philippines, những người dân ở đúng vị trí tâm bão nhìn thấy bầu trời trong xanh, tĩnh lặng, trái ngược với sự dữ dội của cơn bão. Không chỉ vậy, trên bầu trời là những vệt mây cao thật cao, khiến người nhìn cảm thấy như mình ở một “lòng chảo”. Đây là hiện tượng gì?
Bão Yinxing trở thành cơn bão số 7, đúng 11 năm ngày siêu bão Haiyan vào Biển Đông

Bão Yinxing trở thành cơn bão số 7, đúng 11 năm ngày siêu bão Haiyan vào Biển Đông

HHT - Cơn bão Yinxing đã vào Biển Đông đúng thời điểm được dự báo và trở thành cơn bão số 7 theo cách ghi số hiệu của nước ta. Có một điều trùng hợp là đúng ngày này 11 năm trước, siêu bão Haiyan - một trong những cơn bão mạnh nhất và ám ảnh nhất từng được ghi nhận ở bất kỳ đâu trên thế giới - cũng đã vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 14 theo cách gọi của nước ta năm đó.
Bão Yinxing sẽ ở cấp 13 - 14 khi vào Biển Đông, liệu có cập bờ miền Trung nước ta?

Bão Yinxing sẽ ở cấp 13 - 14 khi vào Biển Đông, liệu có cập bờ miền Trung nước ta?

HHT - Cơn bão Yinxing đang ở cường độ cực đại, ở sát hoặc đã đạt cấp siêu bão theo thang đo của nước ta. Theo các dự báo hiện tại, Yinxing vẫn là bão rất mạnh khi đi vào Biển Đông, có thể trong ngày mai. Liệu cơn bão này có cập bờ ở miền Trung nước ta không, hoặc nó sẽ ở cường độ thế nào khi đến sát bờ biển?