Bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023, người dân có thể dùng giấy tờ gì để thay thế?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trước thông tin sẽ bỏ Sổ hộ khẩu giấy, không ít người cảm thấy lo lắng bởi từ lâu Sổ hộ khẩu được coi là giấy tờ bắt buộc phải có trong một số giao dịch, thủ tục. Tuy nhiên, người dân không cần quá lo lắng bởi vẫn có một loại giấy tờ khác được sử dụng thay thế.

Khi nào chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy?

Tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú nêu rõ, Sổ hộ khẩu được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022.

Theo đó từ ngày 1/1/2023, cả nước sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy. Thay vào đó, các cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay thường gọi là Sổ hộ khẩu điện tử.

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023, người dân có thể dùng giấy tờ gì để thay thế? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy thay bằng gì?

Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ sử dụng để chứng minh thông tin cư trú của người dân trong suốt những năm qua. Chính vì vậy, thông tin bỏ Sổ hộ khẩu giấy khiến rất nhiều người dân hoang mang không biết sẽ phải dùng giấy tờ gì thay thế trong các giao dịch mua bán và thủ tục hành chính.

Giải quyết trường hợp không còn Sổ hộ khẩu nhưng vẫn cần giấy tờ chứng minh cư trú, công dân có thể sử dụng Giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế Sổ hộ khẩu giấy.

Nội dung của Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ bao gồm thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.

Theo Điều 17 Thông tư số 55/2021/TT-BCA, công dân có quyền yêu cầu cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo 2 cách:

- Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú đề nghị cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú. Cụ thể:

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

(Theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020)

- Gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023, người dân có thể dùng giấy tờ gì để thay thế? ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Lưu ý:

- Về thời gian cấp Giấy xác nhận thông tin cư trú: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận thông tin về cư trú bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trong 03 ngày làm việc.

- Về hiệu lực của Giấy xác nhận thông tin cư trú: Có giá trị trong 6 tháng kể từ ngày cấp với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú:

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

- Có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày cấp với các trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.

- Nếu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về cư trú và được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu về cư trú thì Giấy xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thực hiện thay đổi.

Bỏ Sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023, người dân có thể dùng giấy tờ gì để thay thế? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?