“Bỏ túi” những thông tin sau để “đương đầu” với những cơn sổ mũi, hắt xì liên tục mùa Đông

“Bỏ túi” những thông tin sau để “đương đầu” với những cơn sổ mũi, hắt xì liên tục mùa Đông
HHT - Đông - Xuân là mùa mà cả người lớn lẫn trẻ em đều dễ dính những cơn cảm lạnh tuy ngắn hạn nhưng rất khó chịu. “Bỏ túi” những thông tin cơ bản sau để “đương đầu” với những cơn sổ mũi, hắt xì liên tục mùa Đông này nào.

“Thủ phạm” gây cảm lạnh: Theo các bác sĩ, có đến hơn 80% nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do vi rút. Vi rút lây qua đường hô hấp, đến bám lên niêm mạc vùng hầu họng và nằm “chờ thời” cho đến khi sức đề kháng của cơ thể kém đi thì “ủ bệnh” gây nên những triệu chứng đau họng, sổ mũi, hắt xì rất khó chịu. Các triệu chứng này kéo dài từ 7 - 10 ngày rồi tự khỏi.

“Bỏ túi” những thông tin sau để “đương đầu” với những cơn sổ mũi, hắt xì liên tục mùa Đông ảnh 1

Thuốc gì thì “đúng bài”: Do nguyên nhân gây bệnh là vi rút, việc uống thuốc kháng sinh (chỉ dùng để diệt vi khuẩn) là… vô dụng và còn đem lại nguy cơ kháng thuốc cho người bệnh. Vì vậy chỉ nên cân nhắc uống thuốc kháng sinh khi bệnh kéo dài quá 10 ngày mà chưa có dấu hiệu hết bệnh, và chỉ mua thuốc kháng sinh khi có toa thuốc của bác sĩ nha!

“Bỏ túi” những thông tin sau để “đương đầu” với những cơn sổ mũi, hắt xì liên tục mùa Đông ảnh 2

“Dàn binh bố trận” trước mùa cảm cúm: Bệnh chỉ xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Những mùa này, hãy ngủ sớm, ăn nhiều trái cây, uống đủ nước, chăm vận động hơn để “kéo” sự hoạt động của hệ miễn dịch lên nhé! Đeo khẩu trang khi ra đường, súc miệng và rửa mũi bằng nước muối mỗi ngày 1-2 lần để “cuốn trôi” các mầm bệnh, không để chúng có khả năng bám lên niêm mạc và “ủ bệnh” là những biện pháp cực kì hữu hiệu để “đánh đuổi” các cơn cảm cúm đó!

“Bỏ túi” những thông tin sau để “đương đầu” với những cơn sổ mũi, hắt xì liên tục mùa Đông ảnh 3

“Bài trừ” vi rút từ những người nhiễm bệnh: Hãy luôn nhớ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với người bênh. Vi rút cúm thường nằm trong nước bọt và nước mũi của người bệnh, có thể lây kể từ trước khi người bệnh có triệu chứng. Nhiều loại vi rút còn có thể “kiên vững” sống được trên tay người khoảng 30 phút, trên bề mặt bàn, ghế, khăn mặt tới vài giờ. Vậy nên ngoài rửa tay, bạn còn phải chăm sát khuẩn các “khu vực đỏ” trong nhà đó!

ÉN NÌ

Trân trọng cảm ơn Bác sĩ Trang Phương Trinh
(Bệnh viện New York Presbyterian, Mỹ) đã hiệu đính cho bài viết

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm