/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
VIDEO: Chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa, cảnh quan bên trong Kinh thành Huế. |
![]() |
Nằm ở trung tâm thành phố Huế, Kinh thành Huế là biểu tượng lịch sử - văn hóa tiêu biểu của vùng đất Cố đô, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc bậc nhất Việt Nam. Không chỉ là trung tâm hành chính - chính trị một thời của triều Nguyễn, nơi đây còn là một quần thể kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa thiên nhiên và con người. |
![]() |
Kinh thành Huế xưa hiện là vùng đất của 4 phường Thành nội gồm Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc (quận Phú Xuân, TP Huế). Mỗi phường đều đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tổng diện tích khu vực này khoảng gần 600 ha, dân số khoảng 78.000 người. |
| |
Kinh thành Huế được xem là trung tâm của Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận năm 1993. Tại đây, Đại nội Huế là điểm nhấn nổi bật nhất - nơi từng là trung tâm quyền lực của triều Nguyễn trong suốt hơn một thế kỷ (1802 - 1945). Đại nội bao gồm Hoàng thành và Tử Cấm thành, được bao quanh bởi hào nước và tường thành vững chắc, mang phong cách kiến trúc cung đình đặc trưng. |
![]() |
Ngoài Đại nội, Kinh thành còn là nơi quy tụ nhiều địa danh, thắng cảnh, công trình cổ xưa mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử và thi ca, như hồ Tịnh Tâm - một trong “Thần kinh nhị thập cảnh” thời nhà Nguyễn. Nơi đây xưa kia vốn là vườn ngự uyển của vua chúa, nổi tiếng với giống sen trắng đặc hữu, những kỳ hoa dị thảo và không gian tĩnh lặng đầy thi vị. |
![]() |
Ngự Hà - con sông nhỏ nằm trong Kinh thành, là tuyến thủy nội đô quan trọng một thời, vừa góp phần tạo nên vẻ đẹp, nên thơ và tạo thế phòng thủ cho ngôi thành cổ. Ảnh: Visithue |
![]() ![]() |
Các cây cầu cổ như cầu Lương Y, cầu Kho, cầu Nam Xá, Vĩnh Lợi, Hắc Báo… gắn liền với đời sống sinh hoạt và lịch sử phát triển của cư dân Thành nội Huế. |
![]() |
Các cổng thành cổ dẫn vào Kinh thành Huế như là những chứng nhân cho bao thăng trầm lịch sử của vùng đất di sản này. |
![]() |
Lầu Tàng Thơ cạnh “Thần kinh nhị thập cảnh” hồ Tịnh Tâm được xem là “Tàng Kinh các” một thời. Lầu Tàng Thơ được xây dựng từ thời Minh Mạng, vốn là kho lưu trữ hơn 70.000 đầu sách và tư liệu quý của triều Nguyễn. |
![]() |
Mới đây, thành phố Huế dự kiến sẽ giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã, phường từ 133 đơn vị xuống còn 66 đơn vị sau khi sắp xếp, tổ chức sáp nhập. Theo đó, 4 phường khu vực Thành nội (Kinh thành Huế) gồm Thuận Lộc, Thuận Hòa, Tây Lộc và Đông Ba dự kiến hợp nhất thành một phường mới, với tên gọi được đề xuất là Phú Xuân. Tuy nhiên, một số ý kiến lại đề xuất lấy tên phường mới là Thành Nội. Đây là cách gọi quen thuộc gắn liền với khu vực 4 phường nằm bên trong Kinh thành Huế. |
![]() ![]() |
Cùng với phương án sáp nhập đơn vị hành chính hiện nay, từ năm 2019, Huế bắt đầu triển khai đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế”, kéo dài trong 6 năm (đến 2025), với kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng. Theo đó, người dân sống ở khu vực I di tích Kinh thành Huế được chuyển đến các khu tái định cư, trả lại không gian xưa cho di sản văn hóa thế giới. |
![]() |
Vừa qua, khu vực Kinh thành Huế còn được UBND TP Huế phê duyệt quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000), diện tích khoảng 767,19 ha, chia làm 5 phân khu với các không gian cụ thể. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính 4 phường Đông Ba, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc (quận Phú Xuân, TP Huế). Quy mô dân số hiện trạng khoảng 78.120 người, dân số quy hoạch đến năm 2045 khoảng 66.000 người. Trong đó, dân số khu vực trong Kinh thành khoảng 46.225 người và dân số khu vực ngoài Kinh thành khoảng 19.775 người. |
![]() |
Nhịp sống thường nhật bên trong Kinh thành Huế hiện nay. |