Bức thư nhức nhối của một du học sinh: “Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi”

HHT - Tương lai của các du học sinh đang bấp bênh không biết đi đâu về đâu sau chỉ thị mới của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Bức thư của du học sinh dưới đây thực sự khiến tất cả chúng ta đều thấy lo lắng và nhức nhối.

“Nước Mỹ thân mến,

Tôi là một du học sinh.

Hồi học lớp 11, tôi đã bị mọi người xung quanh thản nhiên bảo rằng tôi không thể rời khỏi quê hương “vì tôi là con gái”.

Cuối năm lớp 11, tôi đăng ký vào khóa học mùa Hè của trường Cornell mà không dám cho bố mẹ biết.

Đầu năm lớp 12, điểm khóa học mùa Hè của tôi đã đủ để thuyết phục bố mẹ cho tôi ghi danh vào một chương trình học thường xuyên ở Mỹ - chương trình học về kiến trúc đứng số một ở đất nước này.

Bức thư nhức nhối của một du học sinh: “Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi” ảnh 1

Việc học hành vốn đã khiến học sinh, sinh viên luôn rất căng thẳng.

Giữa năm lớp 12, trong khi học sinh ở nước các bạn có người tư vấn, chỉ cho cách làm bài luận để vào trường đại học, thì tôi chỉ có Internet. Năm học cuối cùng của tôi là những ngày chỉ được ngủ 4 tiếng đồng hồ, hối hả giữa việc nhập học ở Mỹ và việc thi ở Ấn Độ.

Cuối năm lớp 12, khi tôi biết mình được nhận, thì những bạn bè người Mỹ của tôi, với thu nhập của gia đình nhiều gấp 5 lần gia đình tôi, được hỗ trợ tài chính. Còn cái mà tôi có được là con số 0 (trừ học bổng cho việc nghiên cứu của tôi). Thế là gia đình tôi buộc phải trao gần hết tiền tiết kiệm cho nền kinh tế nước Mỹ.

Bức thư nhức nhối của một du học sinh: “Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi” ảnh 2

Đằng sau mỗi du học sinh có thể là một gia đình luôn lo lắng về gánh nặng kinh tế.

Trong năm thứ nhất, khi tôi nhận ra rằng mình muốn cân nhắc những cơ hội sự nghiệp khác, thì do loại visa của tôi, tôi không thể đăng ký bất kỳ hình thức thực tập nào mà không liên quan trực tiếp tới ngành mình học. Trong khi đó, bạn bè tôi có thể khám phá những sở thích của họ.

Trong năm thứ hai, khi tôi có một ý tưởng khởi nghiệp, tôi cũng không thể tiếp tục do những giới hạn đối với du học sinh.

Trong năm thứ ba, tôi thấy một sinh viên mà tôi từng hỗ trợ (bạn này đã suýt thi trượt) nhận được một cơ hội còn mình thì không. Rồi tôi được bảo là công ty đó đã loại các ứng viên là người nước ngoài.

Bức thư nhức nhối của một du học sinh: “Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi” ảnh 3

Sinh viên quốc tế có thể gặp nhiều giới hạn khi học ở Mỹ.

Trong năm thứ tư, đại dịch bùng phát và trong khi bạn bè có việc làm thêm để đỡ khó khăn, thì tôi lại không thể làm việc, cũng do visa của tôi. Tôi cũng không thể về nhà vì đất nước tôi đang có lệnh phong tỏa.

Tôi đã nhìn thấy các sinh viên quốc tế bị từ chối khỏi những cơ hội mà họ rõ ràng là xứng đáng, hoảng hốt về lịch trình của chương trình thực tập không bắt buộc. Đầu óc chúng tôi chỉ quanh quẩn với visa và các kế hoạch dự phòng. Nếu thế này và nếu thế kia…

Bức thư nhức nhối của một du học sinh: “Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi” ảnh 4

"Đầu óc chúng tôi lúc nào cũng chỉ quanh quẩn với visa và các kế hoạch dự phòng...".

Còn giờ thì tôi phải chọn giữa việc bị nhiễm bệnh ở một đất nước đã không còn giường trong bệnh viện, hoặc mất đi giấy phép lao động mà tôi đã nỗ lực suốt 5 năm nay để có được.

Đây là sự lựa chọn giữa việc bị trục xuất hoặc chấp nhận đánh cược cả mạng sống của mình.

Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi”.

(Được viết bởi Aishwarya Sreenivas (Sreeni), sinh viên chuyên ngành Thiết kế và chuyên ngành phụ là Khoa học Máy tính ở Đại học Cornell, Mỹ).

Bức thư nhức nhối của một du học sinh: “Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi” ảnh 10
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm