Cá chép hoá rồng: Giúp bạn “căng buồm vượt bão” môn Văn

Cá chép hoá rồng: Giúp bạn “căng buồm vượt bão” môn Văn
HHT - Ngữ Văn - môn học chỉ nhắc đến cũng đã khiến teen 12 lao đao với danh sách bài học dài “không lối thoát”. Tuy nhiên, hãy quên cảnh ôm sách vở, văn mẫu học thuộc lòng vì đã có cả “rổ bí kíp” chinh phục “sóng gió” ngon hơ!

Chinh phục đề thi từ A đến Z

Theo đề thi tham khảo do Bộ GD-ĐT vừa công bố, đề thi môn Ngữ Văn được chia thành hai phần chính: Đọc hiểu và Làm văn (bao gồm một bài Nghị luận xã hội và một bài Nghị luận Văn học). Với thời gian 120 phút, hãy tận dụng mọi “tuyệt chiêu” để tối đa hoá điểm số.

“Công phá” phần Đọc hiểu

Với phần này, đề thi sẽ cho đoạn trích từ một quyển sách, bài báo, tác phẩm bất kì nằm ngoài chương trình sách giáo khoa để kiểm tra mức độ đọc và hiểu của thí sinh. Kèm theo đoạn trích sẽ là bốn câu hỏi được chia theo ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Ở câu đầu tiên, đề bài sẽ yêu cầu thí sinh chỉ ra một trong những đơn vị ngôn ngữ sau: Phương thức biểu đạt; phong cách ngôn ngữ; trình tự lập luận; thao tác lập luận hay thậm chí là biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. Bạn Minh Thư (lớp 12CV, THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) chia sẻ: “Với câu hỏi này, đề bài sẽ đánh đố theo hai dạng. Thứ nhất, nếu câu hỏi có chữ “CÁC”, chúng mình sẽ phải tìm từ hai đến ba đơn vị ngôn ngữ. Còn nếu đề bài yêu cầu tìm “thao tác lập luận CHÍNH”, chúng mình chỉ được phép ghi một đơn vị tiêu biểu nhất”. 

Tiếp đến, câu thứ hai sẽ kiểm tra năng lực nắm bắt thông tin của thí sinh. Chính vì thế, những câu này luôn có cấu trúc “Theo tác giả, (khái niệm hoặc cụm từ) là gì?”. Đừng tốn thời gian diễn giải theo ý kiến chủ quan của bản thân, thay vào đó hãy trả lời câu hỏi bằng cách trích lại những câu liên quan trong đoạn văn của tác giả. Tuy nhiên, nhớ để phần trích trong dấu ngoặc kép nhé!

Cá chép hoá rồng: Giúp bạn “căng buồm vượt bão” môn Văn ảnh 1

Trong hai câu hỏi cuối cùng, đề bài sẽ yêu cầu thí sinh biết vận dụng đoạn trích để trả lời những câu hỏi mang tính cá nhân. Chẳng hạn những câu hỏi “Anh/ Chị hiểu thế nào về ý kiến A” hay “Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm B không? Vì sao?”. Ngoài ra, bạn Ngọc Đăng (giải Nhất kỳ thi HSG môn Văn cấp Quốc gia) chia sẻ: “Với những câu hỏi đi kèm vế “Vì sao?”, hãy tập trung làm rõ những lí do bạn đồng tình hoặc không đồng tình. Đó mới chính là phần quan trọng và ghi điểm trong mắt giám khảo!”. 

“Đánh nhanh thắng nhanh” với Nghị luận xã hội

Trong đề thi tham khảo, phần nghị luận xã hội chiếm 2 trên tổng điểm 10. Một trong những điểm quan trọng cần lưu ý là mặc dù nằm tách riêng biệt khỏi phần Đọc hiểu, nhưng đề vẫn yêu cầu thí sinh dựa trên “nội dung văn bản phần Đọc hiểu”. Chính vì vậy, trong bài làm, thí sinh vẫn phải nhắc sơ lược nội dung đoạn trích, rồi từ đó lẩy ra vấn đề nghị luận.

Bên cạnh đó, hình thức trình bày giờ đây được chuyển thành đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thế nên, chúng ta chắc chắn phải “nằm lòng” cung cách viết đoạn văn: Tuyệt đối không được xuống dòng và có đầy đủ cấu trúc câu mở đoạn, thân đoạn đến kết đoạn.

Bạn Uyên Linh (Thủ khoa môn Ngữ Văn kì thi HSG cấp Quốc gia) “ghé tai” bí quyết đạt điểm cao chính là chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu: “Mình luôn cố gắng thêm những dẫn chứng “tren-đì”, mang tính thời sự vào trong bài như sự quyết tâm của đội tuyển U23 trên sân bóng phủ đầy tuyết ở Thường Châu hay sự can đảm của cô học sinh Phạm Song Toàn khi đối mặt với cô giáo “im lặng và không nói gì cả”, thay vì những dẫn chứng cũ và được dùng nhiều năm như Thomas Edison, Henry Ford, Steve Jobs,... Đây cũng là cách giúp bài viết của mình trở nên mới mẻ hơn. Đồng thời, giám khảo cũng sẽ có thiện cảm vì chúng ta dành thời gian cập nhật tin tức xã hội đó!”.

Cá chép hoá rồng: Giúp bạn “căng buồm vượt bão” môn Văn ảnh 2

Chinh phục “ông trùm” Nghị luận Văn học

Nếu như phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội giúp đánh giá kiến thức xã hội thì Nghị luận Văn học chính là phần kiểm tra kiến thức Văn học chúng ta đã học trong những năm cấp Ba. Theo như đề thi tham khảo, đề bài sẽ không những yêu cầu phân tích tác phẩm đơn lẻ, mà thay vào đó là bắt buộc học sinh so sánh hai tác phẩm hoặc liên hệ vấn đề của tác phẩm này với tác phẩm kia. Trong đó, một tác phẩm nằm ở lớp 11 và một tác phẩm nằm ở lớp 12.

Bạn Uyên Linh “mách nước” phương pháp làm bài: “Với dạng bài so sánh, các bạn có thể bổ ngang hoặc bổ dọc để phân tích. Bổ ngang có nghĩa chia hệ thống luận điểm theo từng bài rồi phân tích. Còn với bổ dọc, hai luận điểm sẽ lần lượt là điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm. Tuy nhiên, hãy đọc thật kĩ đề! Nếu đề bài yêu cầu từ tác phẩm A liên hệ với tác phẩm B, phần phân tích trọng tâm vẫn là tác phẩm A”.

Đặc biệt, để bài Nghị luận văn học “đắt giá” hơn, trước khi kết bài hãy viết thêm một đoạn ngắn nhằm mở rộng vấn đề. Với phần mở rộng, chúng ta có bàn luận về các tác phẩm kinh điển khác có chung vấn đề; đắc điểm của giai đoạn và thời kì văn học của tác phẩm đề bài yêu cầu phân tích; chủ đề chung của các tác phẩm (người phụ nữ, vẻ đẹp lao động, người lính,...) trong Văn học.

Bạn Khoa Đinh (giải Ba kì thi HSG Văn cấp Thành phố) chia sẻ bí kíp đạt điểm 8,25 trong kì thi THPT Quốc gia: “Một trong những yếu tố khiến bài viết của chúng ta nổi bật giữa hàng ngàn thí sinh chính là biết nhìn vấn đề xa hơn. Chẳng hạn như sau khi phân tích hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, chúng ta phải nâng lên được tầm ảnh hưởng và vai trò của người phụ nữ trong thời đại và xã hội và đặc biệt là trong Văn học”.

Cá chép hoá rồng: Giúp bạn “căng buồm vượt bão” môn Văn ảnh 3

Chiến dịch tối ưu hoá điểm số môn Văn

“Chạy đua” với thời gian, giành điểm trong mơ!

Đừng tưởng 120 phút là nhiều để “thao túng” môn Văn! Cô Hoàng Kim Oanh (giáo viên bộ môn Văn, trường Phổ Thông Năng Khiếu) lưu ý: “Trong quá trình chấm bài thi thử, cô vẫn bắt gặp nhiều bạn học sinh viết tận hai trang giấy thi cho phần Đọc hiểu. Chính vì vậy mà những phần sau, các bạn thí sinh viết rất sơ sài vì phân bố thời gian không hợp lí”. Bạn có thể tham khảo “lộ trình” làm bài trong mơ dưới đây:

“Chặng đua”: Đọc hiểu

Thời gian thực hiện: 20 phút

“Chinh phục” nhiệm vụ: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi. Cô Kim Oanh chia sẻ: “Trong phần Đọc hiểu, các bạn chỉ cần viết ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) để dành thời gian và công sức cho các phần khác”.

"Chặng đua": Nghị luận xã hội

Thời gian thực hiện: 5 phút

"Chinh phục" nhiệm vụ: Đọc đề + tìm vấn đề nghị luận + lập dàn ý đôi nét về lập luận và dẫn chứng.

Thời gian thực hiện: 25 phút

"Chinh phục" nhiệm vụ: Tăng tốc viết dựa trên dàn ý đã lập.

Cá chép hoá rồng: Giúp bạn “căng buồm vượt bão” môn Văn ảnh 4

"Chặng đua": Nghị luận Văn học

Thời gian thực hiện: 5 phút

"Chinh phục" nhiệm vụ: Đọc đề + nắm rõ chủ đề đề bài yêu cầu phân tích + lập dàn ý sơ lược về hệ thống luận điểm và dẫn chứng.

Thời gian thực hiện: 60 phút

"Chinh phục" nhiệm vụ: Tăng tốc viết dựa trên dàn ý đã lập.

"Chặng đua": Kiểm tra lại bài làm

Thời gian thực hiện: 5 phút

"Chinh phục" nhiệm vụ: Kiểm tra lại chính tả, dấu câu cũng như số báo danh và thông tin cá nhân.

“Thâu tóm” môn Văn bằng tư duy “khoa học”

Trong lúc làm bài, nhiều bạn không có thói quen lập dàn ý. Nhưng thực chất, lập dàn ý sẽ giúp hiểu rõ hơn về những gì chúng ta đang viết, tránh tình trạng lạc đề. Đồng thời, dàn ý còn giúp chúng ta phân bố thời gian cho từng đoạn nữa! Bạn Uyên Linh cũng chia sẻ cách lập dàn ý “xịn đét” chính là dùng sơ đồ tư duy kèm với các từ khoá ngắn để tiết kiệm quỹ thời gian làm bài.

Cá chép hoá rồng: Giúp bạn “căng buồm vượt bão” môn Văn ảnh 5

Mặc dù môn Văn được xem là môn học của những tâm hồn mộng mơ, thế nhưng trình bày rõ ràng, mạch lạc trong bài làm cũng là bí kíp đạt điểm cao. Đặc biệt ở phần Đọc hiểu, thay vì lao vào trả lời “cộc lốc”, hãy trả lời thành câu. Chẳng hạn như “Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là A”, thay vì “Câu 1: A”. Đây chính là cách “thả thính” và lấy cảm tình của giám khảo đó!

MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?