Cá chép hóa rồng: Thi môn Xã hội “không vội được đâu” teen ơi!

Cá chép hóa rồng: Thi môn Xã hội “không vội được đâu” teen ơi!
HHT - Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kì thi THPT Quốc gia 2018 có đến gần 445.000 thí sinh đăng ký thi Khoa học Xã nhiều hơn 15% so với số thí sinh đăng ký thi Khoa học Tự nhiên.

Con số này đã khiến nhiều người bất ngờ bởi lẽ “xã hội” luôn được xem là môn “khó nhai” vì phải học bài khá nhiều so với tổ hợp tự nhiên. Vậy vì đâu mà tổ hợp Xã hội bỗng được teen “ưu ái” như vậy và liệu ba “anh em” Sử, Địa, GDCD có dễ “nhai nhanh, học vội” như bạn vẫn tưởng?

Tổ hợp Xã hội: Học bài nhiều mà sao lại "hot"?

“Vì mình ghét môn Tự nhiên và tổ hợp Xã hội giúp mình tiết kiệm được thời gian ôn thi” - Hoàng Lam (cựu học sinh THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM) chia sẻ: “Sự thật là mình thi khối D - tức môn Toán, Văn, Anh vì thế việc chọn tổ hợp Tự nhiên hay Xã hội đều chỉ dùng để tốt nghiệp. Trong khi để học tổ hợp Tự nhiên (Lý, Hoá, Sinh) bạn phải theo sát từ đầu năm học thì mình có thể dành nhiều thời gian hơn cho khối D, học vững những câu căn bản của tổ hợp Xã hội vào hai tháng cuối gần thi. Vả lại, những người học ban D như mình đa phần không giỏi Tự nhiên và thời gian ôn thi cũng không đủ nhiều để “đầu tư” cho một môn học “khó nhai” với mình”.

Cá chép hóa rồng: Thi môn Xã hội “không vội được đâu” teen ơi! ảnh 1

“Tổ hợp Xã hội với mình là “kế sách an toàn” so với tổ hợp Tự nhiên” - Phương Minh (SV Đại học Luật, TP.HCM) chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất có thể gặp ở tổ hợp Xã hội là môn Lịch sử còn với môn Địa và GDCD, tụi mình có nhiều cơ hội lấy điểm cao hơn. Môn Địa được sử dụng Atlat, còn GDCD có những kiến thức gần với thực tế nên học sinh không cần học thuộc lòng nhiều. Dù nhiều người bảo Tự nhiên chỉ cần bấm máy tính là có điểm chứ không như Xã hội phải học bài thì mình vẫn thấy xác suất có điểm cao ở tổ hợp Xã hội vẫn lớn hơn rất nhiều”.

“Thi Xã hội đơn giản vì mình thích” - Hoàng Long (cựu học sinh THPT Trần Khai Nguyên, TP.HCM) chia sẻ: “Chọn những ngành có tổ hợp KHTN ắt hẳn định hướng công việc sau này sẽ dễ dàng hơn team Xã hội của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có sở thích với những môn này thì dù học nhiều hay học ít cũng thành “dễ nhai” cả. Thậm chí yêu thích các môn Xã hội còn là lợi thế nữa. Vì thế không nên nghe tổ hợp nào nặng, tổ hợp nào nhẹ hơn để chọn”.

Thi Xã hội có "vội được" như bạn vẫn nghĩ?

Với nhiều teen, đặc biệt là teen khối D hoặc teen thi môn năng khiếu, việc học thêm không chỉ một mà tận ba môn có thể xem như một gánh nặng lớn. Thậm chí, năm 2018 chứng kiến nhiều teen vì sợ rớt tốt nghiệp nên thi cả hai tổ hợp mong đỗ một trong hai. Nhưng liệu tổ hợp Xã hội có thể học vội, học để “phòng hờ” như nhiều teen vẫn nghĩ?

Tưởng tượng “hường phấn”: Dễ suy luận hơn, nhớ bài là được

Thực tế "phũ phàng": “Ở tổ hợp KHTN, câu hỏi lẫn đáp án chỉ có đúng hoặc không đúng còn ở tổ hợp KHXH có một nỗi buồn là đọc vào thấy câu nào cũng… đúng. Thế là mình nhìn đề, đề nhìn mình rồi mỉm cười thôi.” - Phương Minh.

Cá chép hóa rồng: Thi môn Xã hội “không vội được đâu” teen ơi! ảnh 2

Tưởng tượng “hường phấn”: Chỉ cần học bài, học ý chính là qua môn rồi

Thực tế "phũ phàng": “Sau khi bắt đầu ôn thi mình mới nhận ra Lịch sử, Địa lí không phải học một cuốn là xong. Mà tất cả những cuốn sách sử từ cấp Ba tới giờ đều liên quan hết. Đặc biệt là những câu sắp xếp trình tự thời gian theo năm đấy nhé, rất dễ lẫn lộn. Chỉ có khi bạn học rất kĩ thì mới đúng thôi!” - Hoàng Lam.

Tưởng tượng "hường phấn": Kiến thức thực tế thôi mà, “trải đời” nhiều là được

Thực tế "phũ phàng": “Vì “thực tế” quá nên môn này cũng cực kì đáng sợ. Ví dụ ở môn GDCD bạn cần đọc tình huống để phân tích. Những tình huống dễ thì ít, tình huống dài 5-6 dòng đề thi thì đầy rẫy với những “mật danh” như anh A, chị B, chú C cứ xoay “vòng vòng”. Nếu mà không đọc kĩ là không biết ai phạm tội gì. Hay như có lần mình kiểm tra GDCD, thầy cho đề: “Vi phạm pháp luật là hành vi …?” với 4 đáp án: Nguy hiểm, Rất Nguy hiểm, Vô cùng nguy hiểm, Cực kì nguy hiểm. Bạn mà không nhớ từng câu từng chữ trong sách chắc chắn sẽ không làm được!” - Hoàng Long.

Cẩm nang "tăng tốc"

Bởi vì học Xã hội thì không thể vội mà thời gian để “vượt vũ môn” lại có hạn nên nếu thi môn thuộc tổ hợp Sử, Địa, GDCD, bạn cần tìm cho bản thân mình những bí kíp để tiết kiệm thời gian ngay và luôn.

Đọc bài tại nhà, chăm phát biểu, hiểu ngay ở lớp: “Khác với môn Sử có quá nhiều thứ để học thuộc lòng, môn GDCD và Địa lí do kiến thức có sẵn trong đời sống nên rất dễ hiểu bài. Mình chăm phát biểu để nhớ bài tại lớp luôn, nhất là trả lời những tình huống đặt ra trong môn GDCD” (Ánh Minh, trường THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM).

Cá chép hóa rồng: Thi môn Xã hội “không vội được đâu” teen ơi! ảnh 3

Cẩn thận với nguồn đề từ trên mạng: “Không phải cứ làm nhiều đề thì sẽ càng giỏi. Như mình lúc ôn thi cứ vội làm đề thay vì đọc sách, cuối cùng lượng kiến thức nhiều mà không xâu chuỗi được gì (vì các câu hỏi trắc nghiệm đều được xáo trộn). Đặc biệt đối với môn Xã hội, nhiều đề trên mạng phần lớn nhiều câu hỏi râu ria hoặc lạc khỏi nội dung thi, chưa được “kiểm duyệt” về độ chính xác, dễ gây nhiễu kiến thức” (Hồng Vy, trường THPT Trần Phú, TP.HCM).

Đọc sách, đọc sách và đọc sách: “Nhiều bạn vì sợ đề thi sẽ học một đằng ra một nẻo nên chỉ bổ sung cho mình kiến thức ngoài mà không chú tâm đến sách, có bạn lại học “sườn” mà lướt qua những phần chi tiết. Tuy nhiên, sau khi làm đề thi, mình nhận ra kiến thức “ngóc ngách” trong sách khá nhiều. Việc đọc sách cũng giúp kĩ năng phân tích đề của bạn “lên cấp”, đặc biệt với môn Lịch sử cần xâu chuỗi, Địa lí cần hình ảnh hay GDCD cần “chắc nịch” những câu lí thuyết” (Phương Anh - THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM).

Dễ làm trước, khó làm sau: “Lịch sử có những câu sắp xếp chuỗi thời gian, Địa lí có câu nhìn bản đồ hay GDCD có câu đọc và phân tích tình huống. Nếu như tụi mình làm theo trình tự từ trên xuống sẽ mất rất nhiều thời gian. Ví dụ là cứ tới câu bản đồ, mình lại phải lấy Atlas ra, tìm trang, rồi lại làm tiếp câu khái niệm. Đặc biệt với những câu phân tích, nếu làm từ trên xuống, bản thân vì biết mình còn nhiều câu phía sau mà thời gian còn ít sẽ tự khắc đọc lướt, thế là bỏ mất thông tin quan trọng. Vì vậy chiến thuật là hãy bắt tay vào những câu dễ trước mấy bạn nhé!” (Cẩm Vân - trường Phổ thông Năng Khiếu, TP.HCM).

Cá chép hóa rồng: Thi môn Xã hội “không vội được đâu” teen ơi! ảnh 4

Làm câu nào phải chắc ăn câu đó: “Thi THPT Quốc gia 2019 sẽ là bài kiểm tra kiến thức trong suốt cấp Ba, vì thế áp lực và độ rắc rối sẽ tăng trong bài thi vì teen bị “nhiễu” kiến thức. Vì thế, thay vì rải kiến thức học ở khắp nơi, teen tụi mình có thể tập trung vào phần kiến thức vững nhất. Ví dụ môn Sử mình dành nhiều thời gian cho câu lớp 12, đánh “lụi” những câu không biết (Sử đã không biết thì dù bạn ngồi nghĩ cỡ nào cũng không biết) và tập trung làm những câu mình “ăn chắc mặc bền” nhất! (Quốc Hưng - THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM)

Theo Ảnh: Tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?