Các hóa chất trong sơn móng tay có thể xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ sơn móng?

Các hóa chất trong sơn móng tay có thể xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ sơn móng?
HHT - Một nghiên cứu được thực hiện trên 24 cô gái sau khi sơn móng tay, và kết quả cực choáng, các hóa chất trong sơn móng xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Duke (Mỹ) và các Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG) đã tìm thấy hóa chất độc hại từ sơn móng tay đối với cơ thể nữ giới.

Các hóa chất trong sơn móng tay có thể xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ sơn móng? ảnh 1

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra mẫu nước tiểu của 24 người cô gái sau khi sơn móng tay vài giờ, và phát hiện ra chất hóa học diphenyl phosphate (DPHP), một hóa chất được hình thành khi cơ thể chuyển hóa độc chất triphenyl phosphate (TPHP). Và sau 10 - 14 giờ làm móng, nồng độ chất DPHP trong huyết thanh tăng lên gấp 7 lần.

Theo dữ liệu từ EWG’s Skin Deep, có hơn... 1.500 sản phẩm làm móng có chứa TPHP được tìm thấy, hoạt chất này được dùng để tạo độ bền và giúp sơn móng tay mềm mại hơn.

TPHP cũng được sử dụng trong sản xuất nhựa. Chất này được đưa vào sơn móng tay để thay thế cho chất phthalates độc hại gây ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản. Tuy nhiên việc thay thế này được cho là không cải thiện nhiều tính an toàn của sơn móng tay.

Các hóa chất trong sơn móng tay có thể xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ sơn móng? ảnh 2

Sau khi kiểm tra, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong 10 mẫu sơn móng tay thì có tới 8 mẫu chứa chất TPHP này.

Các hóa chất này có thể gây vô sinh, ung thư nội tiết tố như ung thư vú và ung thư buồng trứng, ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt, rối loạn tuyến giáp, các vấn đề về thần kinh, tiểu đường và thậm chí là bệnh béo phì.

Johanna Congleton, một nhà khoa học tại EWG cho biết chất độc hại TPHP không thể thẩm thấu hết qua móng tay nhưng nó có thể xâm nhập vào lớp biểu bì hoặc phần da xung quanh móng tay. Và thật đáng lo ngại hơn khi cơ thể chúng ta hấp thu các hóa chất này tương đối nhanh, cụ thể là chỉ sau một lớp sơn.

Các hóa chất trong sơn móng tay có thể xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ sơn móng? ảnh 3

Không chỉ có TPHP, một vài hóa chất khác cũng được tìm thấy trong sơn móng tay và các sản phẩm làm móng khác như:

Formaldehyde: Một chất gây ung thư nổi tiếng và nó có thể gây suy hô hấp nếu hít phải. Ho, hen suyễn, cổ họng ngứa rát là các triệu chứng sau khi nhiễm phải hóa chất này. Người mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh về đường hô hấp nên tránh tiếp xúc với hóa chất này.

Dibutyl phthalate: Dibutyl phthalate là một chất có tác dụng đánh bóng màu sơn. Khi tiếp xúc nhiều có thể gây rối loạn nội tiết, suy gan, suy thận ở trẻ em.

Toluene: Toluene vốn là chất phụ gia trong xăng, trong sơn móng tay nó được dùng như chất dung môi tạo nên sự mượt mà cho móng tay và giữ màu sơn được lâu. Song chất này có thể gây nguy hiểm tới thai nhi hoặc các bà mẹ đang cho con bú vì nó có thể hấp thụ vào máu và thâm nhập vào sữa mẹ. Ngoài ra, khi hít phải hóa chất này có thể gây buồn ngủ, đau đầu và ảnh hưởng tới đường hô hấp.

Các hóa chất trong sơn móng tay có thể xâm nhập vào máu chỉ sau 2 giờ sơn móng? ảnh 4

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng nồng độ độc tố trong sơn móng tay "trôi nổi" có thể còn cao hơn cả các hóa chất độc hại. Vì vậy, nếu muốn sơn móng tay, chị em không nên ham rẻ mà nên chọn các hãng lớn, có uy tín. Không nên chọn sản phẫm không rõ nguồn gốc hay đã quá hạn sử dụng. Khi sơn móng tay cần phải tăng thông gió phòng hoặc đeo khẩu trang, tránh hít phải khí độc.

Để đảm bảo an toàn, các cô gái không nên sơn móng thường xuyên hoặc thay đổi màu liên tục, để giảm bớt thời gian tiếp xúc với hóa chất độc hại nhé!

HOÀNG AN

Theo ZING
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm