Các trường học ở Nhật Bản bỏ phần kê khai giới tính trên mẫu đơn đăng ký thi THPT

Các trường học ở Nhật Bản bỏ phần kê khai giới tính trên mẫu đơn đăng ký thi THPT
HHT - Để ủng hộ LGBT+, các trường học ở 2 tỉnh của Nhật Bản sẽ không hỏi học sinh giới tính gì khi điền tờ khai dự thi THPT, các tỉnh khác cũng đang cân nhắc về việc này.

Bất kì công việc ổn định nào ở Nhật Bản cũng yêu cầu trình độ học vấn tối thiểu là Trung học phổ thông, trong khi giáo dục bắt buộc chỉ kéo dài đến Trung học cơ sở (tương đương với lớp 9 trong hệ thống giáo dục Mỹ).

Để học lên trung học phổ thông, học sinh phải đăng kí tham dự kỳ thi tuyển sinh của trường, sau đó nộp đơn xin nhập học. Các mẫu đơn thường yêu cầu ứng viên kê khai rất nhiều thông tin như tên tuổi, địa chỉ, giới tính,...

Tuy nhiên, trong các đơn đăng ký cho năm học sắp tới của Nhật Bản (khai giảng vào mùa xuân), các trường trung học công lập ở tỉnh Osaka và Fukuoka đã bỏ đi câu hỏi về giới tính của học sinh. Quận Saga vẫn để lại phần này nhưng cho phép người nộp đơn để trống. 

Các trường học ở Nhật Bản bỏ phần kê khai giới tính trên mẫu đơn đăng ký thi THPT ảnh 1
Các trường ở Nhật Bản ngừng yêu cầu xác nhận giới tính trên mẫu hồ sơ đăng kí dự thi THPT.

Quyết định ngưng yêu cầu xác nhận giới tính trên mẫu hồ sơ đăng kí dự thi THPT​ của tỉnh Osaka và Fukuoka là nỗ lực nhằm tránh cáo buộc về phân biệt đối xử trong quá trình nộp đơn. Theo một khảo sát do tờ Asahi Shimbun thực hiện, chính sách mới được xây dựng dựa trên nhận thức càng cao về giới LBGT+, đồng thời tránh gây khó xử cho họ trong các thủ tục kê khai bắt buộc.

Các trường học ở Nhật Bản bỏ phần kê khai giới tính trên mẫu đơn đăng ký thi THPT ảnh 2
Việc bỏ phần kê khai giới tính trên mẫu đơn đăng ký thi THPT nhằm mục đích ủng hộ LGBT+.

Việc loại bỏ câu hỏi về giới tính (thuật ngữ tiếng Nhật trong các mẫu đơn đăng ký là Seibetsu) diễn ra sau khi một trường Trung học cơ sở tỉnh Chiba cho phép nam sinh mặc váy đồng phục và một trường khác ở Kanagawa để nữ sinh tuý ý lựa chọn váy hoặc quần dài.

Câu hỏi về giới tính tồn tại ở các mẫu đơn của 45 trên 57 tỉnh Nhật Bản. Tuy nhiên, 14 tỉnh đang cân nhắc để loại bỏ chúng trong năm 2020, trong đó có Kanagawa, Kumamoto, Tokushima, Kyoto, Hokkaido và Okayama và 11 tỉnh đang xem xét để thực hiện ngay không cần thời hạn.

Theo Sora News 24
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Ngọc Hằng tặng cờ, bưu thiếp cho du khách quốc tế

Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Ngọc Hằng tặng cờ, bưu thiếp cho du khách quốc tế

HHT - Mới đây, tại Đường sách TP.HCM, Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Ngọc Hằng tham gia chương trình ra mắt ấn phẩm VTV ON AIR phiên bản đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chương trình có các hoạt động ý nghĩa như: Trao tặng cờ Tổ quốc, ra mắt hình tượng Cây Hòa bình, trao tặng bưu thiếp để người dân và du khách cùng nhau viết và lan tỏa thông điệp hòa bình.
Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

Tổng duyệt Đại lễ 30/4: Khi hòa bình được viết nên từ bản hòa ca của nhân dân và chiến sĩ

HHT - Trong ngày tổng duyệt Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân đã đổ về các tuyến đường trung tâm TP.HCM từ nửa đêm để chờ đón những khoảnh khắc diễu binh, diễu hành đầy tự hào. Giữa không khí ngập sắc cờ đỏ sao vàng, từng tiếng hát, từng lời hô càng thêm vang vọng hào khí của ngày hội non sông.
Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

Người trẻ tham gia chiến dịch A50: 5 tháng luyện tập để vinh dự đi trong vòng tay nhân dân

HHT - Những ngày cuối tháng 4 này, TP.HCM rợp bóng cờ hoa và tràn ngập không khí hào hùng, khi từng bước chân của các chiến sĩ trẻ hòa cùng tiếng reo hò của người dân, chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (chiến dịch A50). Giữa không khí thiêng liêng ấy, mỗi câu chuyện nhỏ từ những thành viên tham gia diễu binh lại càng làm sống động hơn tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.